SIM bị khóa, bị chặn 1 chiều hoặc 2 chiều sẽ khiến bạn không thể gọi điện đi đâu, không truy cập 4G được, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống. Vậy tại sao SIM bị khóa? Chắc chắn nhà mạng sẽ không khóa SIM của bạn mà không có nguyên nhân. Hãy xem lý do nào sau đây khiến SIM điện thoại của bạn bị khóa nhé.
Đối với thuê bao trả trước, mỗi khi nạp tiền sẽ luôn có thông báo với nội dung: “Tài khoản của bạn là …, sử dụng đến ngày….”. Nếu trước thời hạn này, bạn không tiếp tục nạp tiền để gia hạn sử dụng thì thuê bao sẽ bị chặn 1 chiều ngay cả khi tài khoản vẫn còn tiền.
Một số gói cước đặc biệt có thể giúp các bạn tránh tình trạng này, ví dụ như gói cước Tomato của Viettel, chỉ cần phát sinh 1 cuộc gọi đi thì thời gian sử dụng sẽ được gia hạn thêm 2 tháng, còn tiền là còn sử dụng được. Với gói cước này, nếu sau 2 tháng khách hàng không phát sinh bất kỳ một cuộc gọi nào thì thuê bao sẽ bị khóa 1 chiều.
Tìm hiểu nguyên nhân bị khóa SIM và cách khắc phục
Đối với thuê bao trả sau, SIM bị khóa 1 chiều có thể do nợ cước. Nếu bạn chưa thanh toán cước viễn thông theo thời hạn quy định thì sẽ bị khóa 1 chiều gọi đi, nếu tiếp tục nợ cước (30 ngày đối với Vinaphone, 60 ngày đối với Viettel, 31 ngày đối với Mobifone) sẽ bị khóa cả 2 chiều.
Thời hạn chuẩn hóa thuê bao đã kết thúc từ ngày 01/04/2023, những thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa SIM 1 chiều, đến ngày 15/4 sẽ chặn cả 2 chiều. Hạn cuối cùng là đến ngày 15/5 nếu vẫn chưa được bổ sung thông tin đúng chuẩn, SIM sẽ bị khóa vĩnh viễn, số điện thoại của bạn bị thu hồi về kho của nhà mạng.
SIM Mobifone còn có trường hợp bị khóa do nhập sai mã PUK – Mã bảo vệ SIM – quá 10 lần.
Nếu bạn nhập mã thẻ cào sai 5 lần liên tiếp, thì SIM sẽ tạm khóa và bạn sẽ không thể gọi hay thực hiện bất kỳ thao tác nào trên SIM được nữa.
Nạp thẻ cào sai quá 5 lần sẽ bị khóa SIM
Nếu thuê bao của bạn nhắn nhiều tin có tính chất quảng cáo hàng hoá, đến nhiều số lạ thì có khả năng bị phản ánh từ tổng đài là làm phiền những thuê bao khác hoặc gửi quá nhiều những tin nhắn rác làm phiền đến những người dùng khác.
SIM bị khóa hay còn gọi là bị chặn có 2 trường hợp:
Trường hợp này có nghĩa là bạn sẽ chỉ được nhận cuộc gọi đến, không thể gọi đi được dù nội mạng hay ngoại mạng, tuy nhiên có thể gọi đến tổng đài của đúng mạng bạn đang sử dụng để được hỗ trợ.
Có nghĩa là bạn không thể gọi đi được cũng không nhận được cuộc gọi đến. Nếu thuê bao của bạn bị khóa 2 chiều thì hãy lưu ý tình huống xấu nhất là bị thu hồi SIM nếu sau thời gian quy định không liên lạc với nhà mạng để mở khóa.
Ngoài ra còn có một tình huống là SIM bị khóa vĩnh viễn, bị thu hồi số, trường hợp này do sau thời gian chặn 2 chiều quá lâu khách hàng vẫn không liên lạc để mở khóa thì hết thời hạn, nhà mạng sẽ thu hồi số, SIM của bạn không còn sử dụng được nữa. TÌnh trạng này thường gặp ở những SIM điện thoại lâu không được sử dụng.
Hãy xử lý ngay khi SIM bị khóa, tránh bị thu hồi
Đối với SIM trả trước bị chặn 1 chiều do hết hạn, đơn giản nhất là bạn nạp tiền bất kỳ mệnh giá nào, đối với SIM trả sau, hãy thanh toán ngay số nợ cho SIM là sẽ sử dụng lại bình thường.
Bạn có thể thanh toán bằng thẻ cào theo cú pháp nhà mạng quy định hoặc nạp tiền từ tài khoản ngân hàng, dùng ví điện tử để thanh toán. Cách này áp dụng cho tất cả các nhà mạng như Mobifone, Vinaphone, Viettel, Viettel Mobifone…
Trường hợp bạn chưa thanh toán hoặc không nạp tiền điện thoại khoảng thời gian không quá 30 ngày thì hãy nhanh chóng thanh toán nợ cước hoặc nạp tiền vào tài khoản để khôi phục lại SIM.
Nếu bị chặn 2 chiều do chưa chuẩn hóa thông tin thuê bao thì bạn cần đem CMND/CCCD đến cửa hàng, phòng giao dịch của nhà mạng để bổ sung thông tin, sau đó SIM sẽ được mở khóa và sử dụng bình thường.
Trong trường hợp này, bạn hãy nhanh chóng gọi lên tổng đài để nhờ nhân viên chăm sóc khách hàng hỗ trợ bạn mở lại SIM. Nhân viên CSKH sẽ hỏi bạn một số thông tin xác nhận xem bạn có đúng là chủ thuê bao không, số seri thẻ cào bạn đã nạp sai để xử lý.
Tổng đài Mobifone: 18001090
Tổng đài Viettel: 19008098
Tổng đài Vinaphone: 18001091
Ghi nhớ số tổng đài để được hỗ trợ mở khóa SIM
Để mở khóa SIM điện thoại Mobifone do nhập sai mã PUK, bạn hãy gọi tổng đài của nhà mạng số 18001090 để yêu cầu cấp lại mã PUK cho bạn mở khóa.
Trường hợp không gọi được tổng đài, bạn có thể liên hệ với đường dây nóng của Mobifone theo các số sau để yêu cầu:
0904144144
0908144144
0905144144
0939144144
Trường hợp quá thời hạn thanh toán cước viễn thông quá lâu hoặc bỏ SIM quá lâu không sử dụng, lúc này SIM bị khóa 2 chiều sẽ không thể mở lại được nữa. Lúc này, bạn cần phải làm lại SIM bằng cách mang CMND/CCCD ra điểm giao dịch Mobifone/Viettel/Vinaphone để làm lại SIM.
Lưu ý là chỉ có chính chủ SIM (Người đứng tên đăng ký SIM lúc ban đầu) mới có thể làm thủ tục làm lại SIM. Nếu bạn không phải chính chủ thì cần liên hệ với người đăng ký SIM của bạn, cả 2 bên cùng mang CMND/CCCD lên điểm giao dịch của nhà mạng và làm theo hướng dẫn của nhân viên để chuyển quyền sở hữu SIM và làm lại SIM.
Với những trường hợp bị chặn 1 chiều, bạn có thể thấy là quá trình mở lại SIM rất nhanh chóng, chỉ cần nạp tiền vào tài khoản điện thoại hoặc thanh toán số dư nợ là SIM hoạt động lại bình thường.
Nhưng nếu để tình trạng nặng hơn tức là bị khóa cả 2 chiều khiến phải làm lại SIM thì quá trình làm sẽ phức tạp hơn, tốn thời gian hơn. Bạn sẽ phải đến điểm giao dịch, xếp hàng chờ đợi đến lượt làm thủ tục. Trường hợp SIM bị khóa quá lâu, bị thu hồi số và đã có người khác sử dụng thì bạn không thể làm lại SIM nữa.
Hãy lưu ý những nguyên nhân Vega Fintech chia sẻ ở trên, trong trường hợp không may bị khóa SIM, bạn sẽ biết được tại sao SIM bị khóa và mở SIM nhanh chóng để sử dụng.