CVV là cụm từ có ý nghĩa và chức năng giống nhau, được áp dụng cho các loại thẻ ngân hàng khác nhau. Điều này có nghĩa là khi thanh toán online, bạn chỉ cần nhập thông tin thẻ kèm theo số CVV là có thể thanh toán hoàn thành, thậm chí không cần nhập mã PIN của thẻ. Vì thế, mã số này rất quan trọng và dễ trở thành mục tiêu của nhiều kẻ gian khi muốn làm giả, ăn cắp thông tin thẻ của bạn.
CVV ( viết tắt của Card Verification Value) là cụm số gồm 3 chữ số, được dùng để xác minh, bảo mật cho các thẻ thanh toán quốc tế VISA, bao gồm cả thẻ VISA trả trước, thẻ VISA Debit cùng với thẻ VISA Credit.
CVC (viết tắt của Card Verification Code) là mã số xác minh, bảo mật của thẻ Mastercard.
CVV là cụm số gồm 3 chữ số, được dùng để xác minh, bảo mật cho các thẻ thanh toán quốc tế VISA
CVV và CVC là 2 trong số các CSC (Card Security Code) quan trọng có chức năng bảo mật cho thẻ, chỉ khác nhau ở các tổ chức phát hành thẻ. Vị trí của mã CVV/CVC là nằm ở mặt sau của thẻ, bên phải của dải chữ ký chủ thẻ (dải màu trắng nằm chạy ngang thẻ).
Tất cả các thẻ thanh toán quốc tế khác như JCB hay American Express,... cũng đều có mã CSC riêng cho nó. Ví dụ với American Express, mã CSC thì được gọi là CID - Card Identification Code và có vị trí nằm ở mặt trước của thẻ.
CVV/CVC có ý nghĩa quan trọng đối với thẻ tín dụng
Đối với thẻ tín dụng, số CVV/CVC được coi là phần quan trọng nhất trong bảo mật. Có thể hiểu số CVV/CVC như một lớp bảo mật quan trọng của thẻ tín dụng.
Khi sử dụng thẻ, bạn có thể thực hiện các giao dịch thanh toán online cực kỳ nhanh chóng thông qua việc cung cấp số CVV/CVC mà không cần phải sử dụng đến mã PIN.
Đây cũng là lý do mà khi bị lộ số CVV/CVC, bạn rất có thể sẽ bị kẻ gian đánh cắp thông tin và gây ra thiệt hại về tài chính cho chủ thẻ.
Chức năng chính của mã CVV/CVC là để kiểm tra giá trị sử dụng của các sản phẩm thẻ tín dụng cũng như bảo mật thẻ khi sử dụng chính chủ được tốt hơn.
Khi tiến hành thanh toán qua thẻ, nhà phát hành có thể tiến hành giải mã để từ đó xác định hiệu lực sử dụng của thẻ. Trong trường hợp thẻ hết hiệu lực sử dụng thì mã CVV/CVC đi kèm theo thẻ đó cũng sẽ không còn hợp lệ nữa.
Chức năng quan trọng của mã số CVV/CVC trong thẻ tín dụng
Đối với các chủ thẻ Visa hay Mastercard, mã CVV/CVC có thể đã trở nên quá quen thuộc đối với người dùng. Nó được sử dụng thường xuyên nhất trong các giao dịch thanh toán trực tuyến. Mọi thanh toán trực tuyến qua các loại thẻ này thường đều yêu cầu mã CVV/CVC để xác minh bạn có phải chủ thẻ chính xác không và đảm bảo độ an toàn cho thẻ của bạn.
Chức năng quan trọng nhất của mã số CVV/CVC đó là xác minh quyền sở hữu thẻ trong mọi giao dịch thanh toán. Mã số bảo mật CVV, CVC chính là lớp bảo mật quan trọng của thẻ. Chỉ cần mã số CVV/CVC, chủ thẻ sẽ có thể thực hiện thanh toán online hay offline mà không cần phải nhập mã PIN của thẻ.
Sử dụng mã CVV/CVC đúng cách để thanh toán như sau:
Khi quẹt thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng VISA/Mastercard bằng máy POS, chủ thẻ không cần nhập mã PIN của thẻ như thẻ ghi nợ nội địa.
Khi máy POS tại các điểm thanh toán nhận thẻ, quý khách chỉ cần nhập mã số CVV/CVC và xác nhận thanh toán hoàn thành, giao dịch sẽ tự động thành công.
Sử dụng mã số CVV/CVC để thanh toán qua máy POS
Các trang web dạng thương mại điện tử phổ biến hiện nay phổ biến việc tích hợp các chức năng cho phép người mua thanh toán bằng thẻ tín dụng hay là thẻ ghi nợ quốc tế.
Sau khi lựa chọn hàng hóa cần mua và tiếp tục đến phần thanh toán, bạn sẽ nhìn thấy nhiều phương thức thanh toán. Bạn hãy chọn phần thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc là thẻ ghi nợ quốc tế - Credit hay Debit Card.
Sau khi chọn phương thức thanh toán, bạn cần điền đầy đủ thông tin cá nhân của chủ thẻ để xác nhận thẻ là của bạn sở hữu (bao gồm cả mã CVV/CVC) ở các phần bắt buộc trong phần thanh toán. Biểu mẫu này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng trang web khác nhau.
Cụ thể, một số thông tin cần thiết bạn phải điền như:
Cardholder’s name (tên chủ thẻ): được in nổi, viết hoa không dấu nằm ở mặt trước của thẻ và bạn phải nhập tên này vào chứ không phải nhập tên có dấu.
Card number (số thẻ): đây là dãy số 16 hoặc 19 số được in nổi rõ ràng ở mặt trước thẻ.
Expiry date (thời hạn hết hiệu lực thẻ): có những loại thẻ ghi nợ chỉ ghi ngày hết hạn, nhưng cũng có thẻ ghi cả ngày phát hành cùng với ngày hết hạn của thẻ, vì vậy bạn phải lưu ý để không nhầm lẫn 2 mốc thời điểm này trên thẻ.
Điền mã CVV/CVC: đây sẽ là bước cuối cùng để bạn xác nhận thanh toán trực tuyến tại các trang trực tuyến.
Có một số trang web sẽ hỗ trợ gửi cả mã OTP về điện thoại đã đăng ký để xác nhận nhưng cũng có một số trang sẽ không gửi mã OTP mà chấp nhận số CVV/CVC là bạn có thể thanh toán thành công.
Hiện nay hầu hết các trang thương mại điện tử đều cho phép khách hàng sử dụng mã CVV/CVC để thanh toán các đơn mua hàng một cách nhanh chóng tiện lợi mà không cần nhập mã pin, đây cũng là cơ sở khiến bạn bị mất tiền nếu bị lộ mã CVV/CVC.
Nếu bạn để lộ dãy số thẻ tín dụng và mã CVV/CVC cho người khác biết thì nguy cơ bị mất tiền là rất cao do họ có thể lợi dụng những thông tin này để thực hiện các giao dịch bất chính thông qua thanh toán, hay mua hàng online. Không những thế việc để lộ số CVV/CVC còn là nguy cơ để các tin tặc tiếp cận và thực hiện đánh cắp toàn bộ số tiền mà bạn có trong thẻ mà khách hàng không hề hay biết.
Rủi ro khi sử dụng mã số CVV/CVC
Dưới đây là những hành động bất cẩn có thể khiến số CVV/CVC của bạn bị lộ:
+ Không kiểm tra dấu hiệu bất thường khả nghi của máy POS hoặc ATM trước khi giao dịch
+ Truy cập vào website có chứa các loại mã độc, không rõ nguồn gốc
+ Không yêu cầu nhân viên siêu thị mang máy POS đến tại quầy và trực tiếp quẹt thẻ mà lại giao thẻ cho nhân viên thanh toán.
Nếu bỗng nhiên bạn nhận được tin nhắn gửi mã OTP về điện thoại của bạn với thông báo đang thực hiện một giao dịch nào đó hoặc về giá trị khoản giao dịch bất thường mà bạn không hề thực hiện hay mua sắm thì chắc chắn bạn đã bị kẻ gian đánh cắp thông tin và bị chiếm đoạt tài sản bằng những giao dịch qua thẻ của bạn. Bạn nên liên hệ với ngân hàng để lập tức xử lý và khóa thẻ tạm thời trước khi bị kẻ gian chiếm đoạt nhiều tiền.
Để bảo mật được mã CVV/CVC hiệu quả, an toàn, chủ thẻ cần chú ý:
Không cho người khác mượn thẻ: Cho người khác mượn thẻ VISA trả trước, thẻ VISA Debit cùng với thẻ VISA Credit sẽ làm tăng nguy cơ mất thông tin thẻ, đặc biệt là số thẻ và mã bảo mật. Do đó, dù là người thân quen, bạn cũng nên hạn chế tối đa việc cho mượn thẻ.
Xóa mã bảo mật thẻ trên thẻ VISA: Đây là mẹo thường được mọi người áp dụng cho mã CVV lẫn CVC trên thẻ. Theo đó, bạn cần ghi nhớ mã bảo mật của thẻ, kế tiếp làm mờ hoặc tẩy dãy số bằng cách cào nhẹ lên chúng.
Ưu tiên mua sắm trực tuyến trên những trang uy tín: Những trang thương mại điện tử lớn thường, uy tín sẽ có khả năng bảo mật cao hơn. Vì thế khi mua hàng online, bạn chỉ nên chọn những trang nổi tiếng và có độ uy tín cao để tránh lộ thông tin.
Đăng ký dịch vụ xác thực bằng mã OTP về điện thoại: Khi mở thẻ VISA, bạn nên đăng ký thêm dịch vụ hỗ trợ thanh toán của ngân hàng để yêu cầu xác thực bằng mã OTP về điện thoại hoặc email trước khi quẹt thẻ tại các máy POS khi giao dịch. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát được số tiền cần thanh toán cho các giao dịch trực tiếp tốt hơn.
Khi thanh toán tại cửa hàng: Các chuyên gia ngân hàng khuyến cáo khi thanh toán tại cửa hàng, chủ thẻ nên yêu cầu nhân viên nhà hàng, siêu thị, khách sạn...mang máy POS đến giao dịch trực tiếp tại bàn và trực tiếp quẹt thẻ. Trước khi quẹt thẻ, khách hàng cần quan sát kĩ các dấu hiệu lạ đáng nghi trên máy POS đề phòng trường hợp máy bị gắn thiết bị đánh cắp thông tin thẻ.
Như vậy, với những thông tin trên, bạn có thể hiểu được mã số CVV trên thẻ tín dụng là gì và tầm quan trọng của mã số này sẽ giúp bạn cẩn trọng và bảo mật thông tin của mình thật an toàn, tránh mất tiền oan. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!