Không thể phủ nhận tiện ích mà thẻ tín dụng đến nhưng sử dụng thiếu cẩn thận thì sẽ gây những bất lợi. Do đó, để đảm bảo tài chính luôn an toàn và được bảo vệ thì bạn đừng bỏ qua 7 cách sử dụng thẻ tín dụng dưới đây.
Mọi người thường bỏ qua những thông tin về các điều khoản sử dụng thẻ tín dụng cùng những quy định khi vay tiêu dùng của ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến quá trình chi tiêu. Thế nên, bạn không nên bỏ qua những vi phạm trong khi sử dụng thẻ tín dụng.
Trước khi sử dụng thẻ tín dụng hãy tìm hiểu kỹ thông tin liên quan từ phía ngân hàng để đảm bảo không “mất tiền oan”.
Cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh là bạn cần biết những thông tin cần tìm hiểu kỹ càng như sau:
- Điều kiện được phép mở thẻ tín dụng cá nhân.
- Các loại phí bắt buộc cần phải đóng khi sử dụng thẻ tín dụng
- Thời hạn quy định thanh toán nợ.
- Điều khoản thanh toán nợ khi bạn trễ hạn.
- Chương trình ưu đãi, tích điểm kèm theo.
Nắm bắt thông tin này giúp bạn đưa ra quyết định dựa trên tình hình tài chính của bản thân.
Tìm hiểu rõ những quy định và hạn mức của loại thẻ tín dụng mà bạn muốn sử dụng
Nếu thu nhập không quá cao thì nên cân nhắc việc mở thẻ tín dụng. Bởi ngoài khoản nợ cần thanh toán mỗi tháng còn có những khoản phí khác.
Thu nhập ở mức trung bình khá, hãy chú ý đến khả năng quản lý tài chính vì nếu chi tiêu qua thẻ tín dụng sẽ khiến bạn khó kiểm soát lượng tiền hơn khi sử dụng tiền mặt.
Có nhiều trường hợp không kiểm soát chi tiêu. Dẫn đến bội chi, mất cân đối thu – chi, lâm vào nợ nần do không đủ khả năng thanh toán nợ.
Sử dụng càng nhiều thẻ tín dụng càng khiến bạn dễ dàng rơi vào tình trạng mất kiểm soát chi tiêu. Hay hạn mức chi tiêu cao hơn so với thu nhập. Điều này gây khó khăn trong việc thanh toán nợ tín dụng hàng tháng.
Thời hạn trả nợ khá dài, từ 30 – 45 ngày dẫn đến tình trạng khó kiểm soát trong chi tiêu. Mở càng nhiều thẻ tín dụng, khoản nợ càng tăng. Cách sử dụng thẻ tín dụng thông minh là các cá nhân mức thu nhập trung bình, trung bình khá chỉ nên mở tối đa 1 thẻ tín dụng để có thể đảm bảo khả năng thanh toán nợ, cân đối tài chính.
Sử dụng nhiều thẻ tín dụng một lúc khiến chúng ta không kiểm soát được
Hầu hết các ngân hàng đều có hạn mức tín dụng trong khoảng 30 – 45 ngày. Do đó, bạn nên có kế hoạch chuẩn bị tài chính để tiến hành thanh toán khoản nợ đúng hạn.
Trong trường hợp không thể trả 1 lần, có thể thanh toán mức tối thiểu dựa theo quy định của ngân hàng. Mỗi ngân hàng có quy định về hạn mức, thời hạn thanh toán khác nhau.
Nên thanh toán nợ thẻ tín dụng đầy đủ theo thời hạn. Không để nợ tháng này dồn nợ tháng sau. Khi đó, con số bạn phải trả sẽ tăng lên đáng kể.
Giả sử, hạn mức tín dụng là 15 triệu đồng/tháng thì cần thanh toán khoản nợ này chậm nhất vào ngày 5/11/2020. Nhưng tài chính không đảm bảo, có thể thanh toán 5% cho hạn mức tối thiểu. Cần thanh toán 750.000 đồng. Số nợ còn lại là 14.250 triệu đồng sẽ thanh toán vào thời hạn sau. Khi đó, vào tháng 12/2020 cần phải thanh toán nhiều hơn 14.250 triệu đồng.
Như vậy, có thể rằng số nợ sẽ tăng lên gấp bội vào những tháng tiếp theo nếu không thanh toán dứt điểm từng tháng. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống và tình hình tài chính của bạn. Hãy là người thông minh khi sử dụng thẻ tín dụng, thanh toán nợ đúng hạn.
Thanh toán đúng hạn và đủ là điều an toàn để không dính phải nợ xấu
Sai lầm nhiều người mắc phải là rút tiền mặt từ loại thẻ này như những loại thẻ khác. Bản chất của thẻ tín dụng là vay tiền ngân hàng để chi tiêu, chi trả cho những nhu cầu mà không cần sử dụng tiền mặt.
Thế nên bạn cần lưu ý tách sử dụng thẻ tín dụng là tuyệt đối không dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt. Bởi, rút tiền mặt ngân hàng sẽ tính phí với khoản tiền bạn đã rút. Mức phí này khá cao, rơi vào khoảng 4% tại thời điểm rút.
Tránh rút tiền mặt khi sử dụng thẻ tín dụng
Nhiều chủ thẻ chưa ý thức được việc phải bảo vệ thông tin thẻ, không lường trước những nguy hiểm khi để lộ thông tin.
Thẻ tín dụng là loại thẻ dùng để thanh toán nhu cầu cá nhân. Do đó tính bảo mật không cao như thẻ khác. Nếu sơ suất để lộ thông tin thẻ, kẻ gian có thể lợi dụng, sử dụng thẻ để chi tiêu như chủ thẻ.
Khi thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị… chỉ đưa thẻ cho nhân viên khi thanh toán và nhận thẻ ngay sau khi thanh toán. Quan sát kỹ quá trình nhân viên thanh toán, đảm bảo không có cơ hội cho kẻ gian.
Bảo mật thông tin tín dụng, số thẻ hay mật khẩu
Khi sử dụng thẻ tín dụng thanh toán hãy kiểm tra kỹ hóa đơn với số lượng sản phẩm, giá tiền để đảm bảo số tiền bị trừ trong thẻ là chính xác. Nhiều người không có thói quen kiểm tra hóa đơn sau khi thanh toán. Điều này có thể khiến bạn mất một khoản tiền mà bạn không biết.
Hãy kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi rời khỏi quầy thanh toán. Đảm bảo số tiền thanh toán trên hóa đơn và trong thẻ tín dụng là chính xác.
Ngoài ra, cũng nên kiểm tra sao kê hàng tháng từ ngân hàng một cách cẩn thận. Cuối tháng hay trước thời hạn thanh toán nợ. Ngân hàng sẽ gửi bản sao kê, thống kê tất cả những khoản đã chi tiêu trong tháng. Bạn nên kiểm tra kỹ thông tin sao kê như sau:
- Các khoản chi tiêu
- Thời điểm thanh toán
- Địa điểm thanh toán
Tất cả để đảm bảo không xuất hiện những khoản chi “từ trên trời rơi xuống” trong sao kê. Đã có không ít trường hợp xuất hiện những khoản chi “không tên” xuất hiện trong sao kê. Nếu xuất hiện những khoản chi này, hãy liên hệ với ngân hàng để giải quyết.
Hãy chi tiêu một cách tiết kiệm, tránh lạm dụng thẻ tín dụng
Điểm tín dụng là thông số do Trung tâm tín dụng quốc gia CIC đánh giá. Căn cứ để xét điểm tín dụng dựa vào lịch sử tín dụng.
Điểm tín dụng càng cao, chủ thẻ càng có uy tín đối với tổ chức tài chính. Nhờ thế quyết định phê duyệt hồ sơ vay vốn dễ dàng, bên cạnh đó còn được hưởng mức lãi suất ưu đãi. Do đó, nên bảo vệ hồ sơ tín dụng của mình “trong sạch”, cải thiện điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng.
Biết cách sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả thì bạn sẽ không phải lo lắng đến các vấn đề tài chính. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!