Cách nhận dạng cuộc gọi video lừa đảo bằng công nghệ deepfake AI

10/10/2023

Cách nhận dạng cuộc gọi video lừa đảo bằng công nghệ deepfake AI

Nội dung

Tội phạm công nghệ cao đang ngày một trở thành một mối đe dọa lớn đối với dữ liệu và sự an toàn thông tin cũng như tài chính của nhiều người. Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện các hình thức lừa đảo trực tuyến là cuộc gọi deepfake khiến nhiều người lo lắng. Vậy công nghệ lừa đảo deepfake AI là gì? làm thế nào để nhận dạng được cuộc gọi lừa đảo bằng công nghệ deepfake? Hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về hình thức lừa đảo trực tuyến này nhé!

1. Cuộc gọi lừa đảo bằng deepfake AI là gì?

Cuộc gọi lừa đảo bằng deepfake AI là gì?

Công nghệ deepfake AI giả mạo chân dung và giọng nói của người dùng trên MXH

Cuộc gọi lừa đảo deepfake AI là một trong những hình thức lừa đảo được nhiều tội phạm sử dụng gần đây để nhằm đánh cắp thông tin thật và lừa tiền của người dùng mạng xã hội. Các đối tượng lừa đảo đã sử dụng công nghệ AI để tạo nên các hình ảnh giả, video giả để giả mạo người thân hay bạn bè, thực hiện các cuộc gọi giả mạo nhằm lừa đảo trực tuyến.

Hình thức lừa đảo này thường hướng đến mục đích để lừa đảo về tiền bạc, tài chính nên khi nhận được các cuộc gọi có liên quan đến nội dung mượn tiền hay chuyển khoản thì người dùng nên cẩn trọng và xác nhận thêm trước khi thực hiện các thao tác cho vay hoặc gửi tiền.

Xem thêm: Cách tra số điện thoại lừa đảo và những cách lừa đảo qua điện thoại thường gặp

2. Nguyên nhân khiến nhiều người dễ bị lừa bởi công nghệ deepfake AI

Nguyên nhân đầu tiên khiến cho nhiều người “sập bẫy” của bọn lừa đảo bởi công nghệ deepfake chính là do tính xác thực “mắt thấy tai nghe” của cuộc gọi.

Nguyên nhân khiến nhiều người dễ bị lừa bởi công nghệ deepfake AI

Tính xác thực thông tin do hình ảnh và giọng nói khớp với người quen nên các nạn nhân dễ bị lừa

Nếu cả tin, chỉ cần thấy mặt và giọng giống với người thân, quen của mình là dễ dàng trở thành con mồi của bọn lừa đảo.

Công nghệ Deepfake cho phép tạo ra video và hình ảnh giả mạo có độ chân thực và hình ảnh cũng có độ phân giải cao;

Người dùng mạng xã hội sẽ được trực tiếp mắt thấy tai nghe và trao đổi trực tiếp nên tin tưởng rằng đó chính là người thân, quen của mình. Nhanh chóng chuyển gấp một khoản tiền để hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp.

Nguyên nhiên thứ hai là do người dùng không nắm được các chiêu trò lừa đảo của kẻ xấu và không có kiến thức cũng như kinh nghiệm để có thể nhận biết và phân biệt được cuộc gọi thật hay giả mạo. Không có tính cảnh giác, đề phòng và dễ dàng bị dẫn dắt bởi những thông tin khẩn thiết.

3. Các bước thực hiện cuộc gọi bằng deepfake AI

Các đối tượng sẽ sử dụng cuộc gọi bằng deepfake AI thông qua các bước như sau:

Các bước thực hiện cuộc gọi bằng deepfake AI

Công nghệ deepfake AI đã tạo ra một người dùng giả mạo giống với thực tế

Bước 1: Chúng sẽ sử dụng thuật toán để tạo khuôn mặt và giọng nói, các nét mặt, biểu cảm để:

Giả mạo người thân của bạn hoặc giả mạo bạn bè hay đồng nghiệp;

Giả mạo những người làm ở các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án,…

Bước 2: Chúng sẽ thực hiện cuộc gọi thoại hay cuộc gọi video với giọng nói và hình ảnh như người thật trên các ứng dụng Facebook, Zalo hay Viber.

Bước 3: Chúng sẽ đưa ra các thông tin cần gấp một khoản tiền và yêu cầu nạn nhân chuyển tiền đến một tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền, thông tin cá nhân.

Nếu người nhận cuộc gọi không tỉnh táo và chủ quan không kiểm tra lại các thông tin thì sẽ rất dễ dàng rơi vào bẫy lừa đảo của tội phạm. Chính vì thế hãy nắm bắt các đặc điểm của cuộc gọi này để đề phòng việc trở thành nạn nhân của tội phạm công nghệ cao.

4. Cách nhận biết cuộc gọi lừa đảo từ deepfake AI

Cách nhận biết cuộc gọi lừa đảo từ deepfake AI

Chân dung được tạo nên từ deepfake AI sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác với thực tế

Để nhận biết cuộc gọi deepfake AI người dùng có thể chú ý một số dấu hiệu như sau:

Cử động của mắt: Công nghệ AI hiện tại vẫn chưa bắt chước được cách chớp mắt giống hoàn toàn với con người nên khi giao tiếp thì ánh mắt của đối tượng giả mạo sẽ thường đứng yên mà không thay đổi theo chuyển động của đối phương.

Màu da bất thường: Nếu người gọi có màu da thay đổi thì có thể đó là một sản phẩm của deepfake. Nếu nghi ngờ, bạn hãy lưu ý đến những vệt sáng lạ, vệt bóng đổ và cả những vệt màu bất thường xuất hiện trên khung hình.

Chuyển động lạ: Cuộc gọi deepfake thông thường có chất lượng kém hơn bình thường, thiếu sự mượt mà, khung hình bị giật,

Khuôn mặt không có sự cân đối: Nếu khuôn mặt không biểu lộ nhiều cảm xúc, mắt, mũi không tương đồng và mỗi cái hướng về một bên thì rất có thể đó là một cuộc gọi deepfake.

Khẩu hình: Khẩu hình khi gọi giả mạo thường không khớp và âm thanh thường có lẫn tiếng ồn của kỹ thuật số, không có nhiều âm thanh tự nhiên.

Thời lượng: Cuộc gọi deepfake sẽ thường diễn ra rất nhanh chỉ 5-7 giây rồi tắt với lý do sóng yếu hay có tình huống gấp. Gọi lại thường sẽ không liên lạc được hoặc chỉ nói những câu cũ.

5. Cách xử lý khi nhận được cuộc gọi lừa đảo bằng công nghệ deepfake AI

Cách xử lý khi nhận được cuộc gọi lừa đảo bằng công nghệ deepfake AI

Cần cẩn trọng trước các cuộc gọi mượn tiền gấp

Nếu nhận được một cuộc gọi đề nghị được chuyển tiền gấp thì người nhận cuộc gọi cần phải bình tĩnh và xác minh lại các thông tin bằng cách:

- Liên lạc trực tiếp với người gọi thông qua một kênh liên lạc khác xem có chính xác không.

- Kiểm tra lại thật kỹ số tài khoản được yêu cầu chuyển tiền đến. Nếu số tài khoản lạ thì không nên giao dịch.

- Nếu cuộc gọi được gọi đến xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát hay ngân hàng,… hãy cúp máy và gọi trực tiếp lại đơn vị của người gọi để xác minh thông tin.

Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có cho mình những hiểu biết cơ bản nhất về cuộc gọi lừa đảo deepfake AI để có thể tránh được tình trạng bị lừa đảo, sập bẫy các tổ chức tội phạm công nghệ cao hiện nay. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!