Bảo hiểm khoản vay là gì? Phân loại và mức phí bảo hiểm khoản vay

11/09/2023

Bảo hiểm khoản vay là gì? Phân loại và mức phí bảo hiểm khoản vay

Nội dung

Bảo hiểm khoản vay có thể hiểu là khoản tiền khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho khoản vay tín dụng của mình tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng giúp đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay cao hơn. Cụ thể, bảo hiểm sẽ giúp người đi vay trả khoản dư nợ khách hàng vẫn còn nợ ngân hàng nếu người này không có khả năng thanh toán như gặp rủi ro như tử vong hay thương tật vĩnh viễn.

1. Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay (hay còn được gọi là bảo hiểm tín dụng) là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho chính khoản vay của mình tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. Loại bảo hiểm này nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán cho khoản vay cao hơn, giúp người vay trả nợ ngân hàng nếu không may khách hàng mất khả năng thanh toán.

Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay còn được gọi bảo hiểm tín dụng đảm bảo tránh được các rủi ro của khoản vay

Một khoản vay sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng hay các bên cho vay nếu nó không đi kèm sự bảo đảm nào. Nếu người đi vay gặp những sự cố bất ngờ dẫn đến mất khả năng thanh toán như tử vong hay thương tích vĩnh viễn thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tổ chức cho vay.

Vì thế các ngân hàng cần có một hình thức đảm bảo như bảo hiểm khoản vay để hạn chế được các rủi ro khi tiến hành cho vay. Những khoản vay của khách hàng có đi kèm bảo hiểm khoản vay thường được ưu tiên phê duyệt dễ dàng hơn so với việc không mua bảo hiểm khoản vay.

2. Lợi ích của bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay được xem là một biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả của ngân hàng đối với việc hỗ trợ khoản vay cho các khách hàng. Bên cạnh đó, bảo hiểm khoản vay cũng mang lại nhiều lợi ích khác cho khách hàng.

Lợi ích của bảo hiểm khoản vay

Bảo hiểm khoản vay với nhiều lợi ích cho bên vay và người đi vay

Lợi ích bảo hiểm khoản vay đối với người đi vay:

Bảo vệ tài chính cá nhân: Bảo hiểm khoản vay giúp bảo vệ tài chính cá nhân khi họ gặp khó khăn trong việc trả nợ. Trong khi đang thanh toán khoản vay mà xảy ra trường hợp xảy ra tai nạn dẫn đến tử vong, hay bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc được thông báo mất tích thì phía công ty bảo hiểm sẽ thay khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán số tiền gốc và cả lãi còn lại (không được vượt quá số tiền quy định tại hợp đồng bảo hiểm) mà khách hàng vẫn đang nợ ngân hàng hay công ty tài chính.

Với lợi ích này, khách hàng đi vay và gia đình sẽ tránh được gánh nặng tài chính khi xảy ra sự cố với người đi vay. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi khách hàng đi vay với số tiền lớn.

Đảm bảo tránh rủi ro: Bất kỳ người nào có khoản vay đều phải đối mặt với rủi ro không thể trả nợ trong tương lai. Bằng cách mua bảo hiểm khoản vay, khách hàng có thể tránh rủi ro tài chính không mong muốn và giữ được tiếp tục sử dụng các dịch vụ tín dụng.

Bảo vệ tín dụng cá nhân: Nếu khách hàng không thể trả nợ, điều này có thể ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng cá nhân của họ và gây tổn hại đáng kể cho điểm tín dụng. Bảo hiểm khoản vay giúp bảo vệ điểm tín dụng của khách hàng bằng cách trả nợ khi khách hàng không thể làm điều đó.

Linh hoạt và tùy chỉnh: Bảo hiểm khoản vay thường được thiết kế để phù hợp với nhu cầu và tình hình tài chính cá nhân của khách hàng. Người mua có thể lựa chọn mức độ bảo vệ, thời gian bảo vệ, và các điều khoản tùy chỉnh khác để đáp ứng yêu cầu riêng của họ.

Tính phù hợp giá cả: Bảo hiểm khoản vay thường có chi phí phù hợp và có thể được tính vào khoản vay hàng tháng, giúp người mua dễ dàng quản lý tài chính.

Lợi ích đối với bên cho vay:

Việc khách hàng đồng ý mua bảo hiểm khoản vay sẽ giúp công ty cho vay, hay ngân hàng vẫn thu được tiền nợ gốc (từ phía công ty bảo hiểm) nếu chẳng may khách hàng gặp rủi ro bất khả kháng, và không trả được nợ vay.

Với khoản vay tín chấp có tham gia bảo hiểm khoản vay cũng là cơ sở tin cậy hơn giúp ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác dễ dàng ra quyết định phê duyệt khoản vay cho khách hàng hơn. Đặc biệt, một số tổ chức tín dụng cũng thường cân nhắc giảm lãi suất vay đối với khách hàng có tham gia bảo hiểm khoản vay.

3. Các loại bảo hiểm khoản vay

ác loại bảo hiểm khoản vay

Có hai dạng bảo hiểm khoản vay thường được lựa chọn

Bảo hiểm cho khoản vay tín chấp của khách hàng

Khoản vay tín chấp là khoản vay không có tài sản đảm bảo thế chấp mà chỉ vay dựa trên uy tín của người vay. Khi này, bảo hiểm cho khoản vay dùng để bảo vệ người vay khi xảy sự cố dẫn đến việc không có khả năng thanh toán khoản vay.

Khi vay tín chấp, ngân hàng sẽ yêu cầu người vay mua bảo hiểm thân thể cho bản thân trước khi phê duyệt khoản vay. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi của người vay khi có các rủi ro xảy ra. Đồng thời nó cũng hạn chế thiệt hại cho ngân hàng có thể thu hồi được số tiền cho vay.

Bảo hiểm cho khoản vay thế chấp của khách hàng

Khoản vay thế chấp sẽ bao gồm tài sản bảo đảm kèm theo trong hồ sơ đi vay. Người đi vay khi này sẽ mua bảo hiểm để bảo vệ cho các tài sản thế chấp của mình. Những tài sản dùng để thế chấp thường là các tài sản có giá trị lớn. Vì vậy bảo hiểm là cần thiết để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên khi cho vay.

Các ngân hàng khi cho vay thế chấp cũng thường khuyến khích, thậm chí yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm mới phê duyệt khoản vay. Ngân hàng sẽ là người chỉ định đơn vị để người vay tiến hành mua bảo hiểm. Đồng thời ngân hàng cũng là đối tượng thụ hưởng nếu có sự cố xảy ra với người đi vay. Giá trị của bảo hiểm tùy theo quy định của từng ngân hàng cho vay. Tuy nhiên nó cần dựa trên giá trị của tài sản thế chấp của khách hàng.

4. Điều kiện mua bảo hiểm khoản vay

Để được mua bảo hiểm khoản vay khi thực hiện hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác thì khách hàng cần đáp ứng các điều kiện như sau:

Điều kiện mua bảo hiểm khoản vay

Điều kiện mua bảo hiểm khoản vay đơn giản nhanh chóng

Tuổi: Người mua bảo hiểm khoản vay thường phải đủ tuổi và đáp ứng độ tuổi tối thiểu để có thể mua bảo hiểm. Điều này thường là từ 18 đến 65 tuổi, nhưng có thể có sự khác biệt tùy thuộc vào các chính sách cụ thể.

Tình trạng sức khỏe: Người mua bảo hiểm khoản vay có thể được yêu cầu đáp ứng các yêu cầu về tình trạng sức khỏe. Điều này có thể bao gồm việc hoàn thành các biểu mẫu y tế, kiểm tra sức khỏe hoặc thậm chí khám sức khỏe. Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc xác định chi phí bảo hiểm và các điều khoản bảo hiểm.

Loại khoản vay: Bảo hiểm khoản vay thường áp dụng cho các khoản vay cụ thể được sự chấp thuận giải ngân bởi ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Ví dụ như vay mua nhà, vay mua ô tô, hoặc vay tiêu dùng. Một số chính sách bảo hiểm khoản vay có thể giới hạn loại khoản vay mà họ bảo hiểm.

Khách hàng cần có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có chứng từ thu nhập và có khả năng trả nợ.

Thời gian bảo hiểm: Người mua bảo hiểm có thể chọn thời gian bảo hiểm cụ thể cho khoản vay. Thời gian bảo hiểm thường phù hợp với thời hạn khoản vay.

5. Những quy định về bảo hiểm khoản vay

Không có quy định nào trong luật pháp Việt Nam bắt buộc tất cả người vay phải mua bảo hiểm khi vay tiền tại ngân hàng hay là tổ chức tín dụng. Việc mua hay không phụ thuộc chính vào thỏa thuận giữa hai bên một cách tự nguyện.

Những quy định về bảo hiểm khoản vay

Những quy định nên chú ý về bảo hiểm khoản vay

Các ngân hàng thường khuyến khích người vay mua bảo hiểm để đảm bảo khoản vay có ít rủi ro hơn, giảm thiểu được thiệt hại khi người vay mất khả năng thanh toán. Nói cách khác nó chỉ là hình thức đảm bảo lợi ích đôi bên khi tiến hành vay vốn và không phải điều kiện bắt buộc khi ngân hàng xét duyệt khoản vay.

Tuy nhiên, những khách hàng có bảo hiểm khoản vay thì quá trình xét duyệt cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Về phía người đi vay, lựa chọn mua bảo hiểm tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân. Sử dụng bảo hiểm sẽ giúp người vay tránh khỏi những rắc rối khi xảy ra sự cố khiến mất khả năng thanh toán khoản vay. Tuy nhiên chi phí mua bảo hiểm là không nhỏ nên người đi vay cần cân nhắc kỹ càng trước khi mua cũng như các điều kiện kèm theo.

Một số điều kiện khách hàng hay gặp như sau:

Đối tượng bảo hiểm: Quy định này xác định người được bảo hiểm trong hợp đồng, tức là người mua bảo hiểm. Thông thường, người mua là người có khoản vay và muốn bảo vệ khỏi rủi ro không thể trả nợ.

Phạm vi bảo hiểm: Quy định này xác định các loại rủi ro được bảo hiểm trong hợp đồng. Điều này bao gồm những sự kiện không mong muốn có thể xảy ra, chẳng hạn như thất nghiệp, tai nạn, bệnh tật nặng, hoặc tử vong.

Thời gian bảo hiểm: Quy định về thời gian bảo hiểm xác định thời gian mà người mua có thể yêu cầu bảo hiểm. Thời gian bảo hiểm thường phù hợp với thời hạn của khoản vay.

Điều kiện thanh toán bảo hiểm: Quy định này xác định các điều kiện và quy trình để nhận được khoản tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp chứng từ chứng minh sự kiện, thời hạn yêu cầu bồi thường, và cách thức thanh toán.

Loại khoản vay được bảo hiểm: Quy định này xác định loại khoản vay cụ thể nào có thể được bảo hiểm trong hợp đồng, chẳng hạn như vay mua nhà, vay mua ô tô, vay tiêu dùng, và nhiều loại khoản vay khác.

Giới hạn bảo hiểm: Một số hợp đồng bảo hiểm khoản vay có thể có các giới hạn về số tiền tối đa mà người mua có thể nhận được trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Loại trừ bảo hiểm: Quy định này xác định các trường hợp không được bảo hiểm, chẳng hạn như các sự kiện do hành vi cố ý hay có chứng cứ gian lận.

6. Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?

Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không?

Bảo hiểm khoản vay là bảo hiểm không bắt buộc

Không có quy định nào trong luật pháp Việt Nam bắt buộc người vay phải mua bảo hiểm khi vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Việc mua hay không phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên một cách tự nguyện.

Các ngân hàng thường khuyến khích người vay mua bảo hiểm với mục đích là để hạn chế rủi ro khi người vay mất khả năng thanh toán. Nói cách khác đây chỉ là hình thức đảm bảo lợi ích đôi bên người cho vay và đi vay khi tiến hành vay vốn. Việc mua bảo hiểm không phải điều kiện bắt buộc khi ngân hàng xét duyệt khoản vay.

Về phía người đi vay, lựa chọn mua bảo hiểm khoản vay tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính. Sử dụng bảo hiểm hợp lý sẽ giúp người vay tránh khỏi những rắc rối khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên chi phí mua bảo hiểm cũng không nhỏ nên người đi vay cần cân nhắc kỹ càng trước khi mua.

7. Mức phí bảo hiểm khoản vay hiện nay là bao nhiêu?

Tùy từng ngân hàng và khoản tiền cần vay theo nhu cầu vay của khách hàng mà mức phí bảo hiểm khoản vay cũng khác nhau. Cụ thể, cách tính bảo hiểm khoản vay theo công thức:

Mức phí bảo hiểm khoản vay hiện nay là bao nhiêu?

Công thức tính mức bảo hiểm cho từng khoản vay

Phí bảo hiểm khoản vay của khách hàng = Mức bảo hiểm khoản vay x Tổng số tiền vay của hợp đồng

Thông thường mức phí bảo hiểm này sẽ được tính dựa trên khoản vay được ngân hàng hoặc tổ chức giải ngân, thường dao động từ 3 - 6% tùy từng ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.

Ví dụ: Một khách hàng vay 200 triệu tại ngân hàng với mức bảo hiểm khoản vay là 4% thì bảo hiểm tiền vay được tính như sau:

200 triệu x 4% = 8 triệu đồng

Tiền phí bảo hiểm khoản vay sẽ được ngân hàng trừ thẳng vào khoản vay khi giải ngân hoặc sẽ được cộng thêm vào số nợ gốc.

Như vậy, bảo hiểm khoản vay là một khoản chi phí không bắt buộc khi khách hàng đi vay tiêu dùng tín chấp. Tuy nhiên, bảo hiểm khoản vay được khuyến khích vì mang lại nhiều lợi ích cho bên cho vay và cả bên đi vay. Ngoài ra, việc mua bảo hiểm khoản vay cũng phần nào hỗ trợ TCTD trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng được tốt hơn. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích tới bạn. Chúc bạn thành công!