Xếp hạng tín dụng là gì? ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng cá nhân

14/04/2023

Xếp hạng tín dụng là gì? ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng cá nhân

Nội dung

Xếp hạng tín dụng ngày nay đã trở thành yếu tố quyết định hàng đầu về việc khách hàng có được cho vay hay không. Để giúp bạn hiểu rõ xếp hạng tín dụng là gì? Chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin và các giải pháp để nâng cao xếp hạng tín dụng của khách hàng

I. Xếp hạng tín dụng là gì?

Xếp hạng tín dụng là đánh giá về độ tin cậy của người vay liên quan đến các điều khoản chung hoặc khoản nợ hay nghĩa vụ tài chính cụ thể. Xếp hạng tín dụng được chỉ định cho bất kì tổ chức nào muốn vay tiền của một cá nhân, công ty, Nhà nước hay Chính phủ quốc gia.

Xếp hạng tín dụng ở nước ta được Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) đánh giá theo các mức xếp hạng từ thấp đến cao như sau: B, BB, BBB, A, AA, AAA. Trong đó, AAA là mức tín dụng cao và ít rủi ro nhất, thủ tục xét duyệt các hồ sơ vay ở hạng mức này dễ dàng được thông qua.

Xếp hạng tín dụng là gì?

Thông tin về xếp hạng điểm tín dụng hiện nay

II. Ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng

Xếp hạng tín dụng giúp xác định các thông tin như: Người đi vay có được chấp thuận cho vay không? Mức lãi suất vay cần trả là bao nhiêu?... Bên cạnh đó xếp hạng tín dụng còn cho thấy mức độ rủi ro của một khoản đầu tư.

Xếp hạng tín dụng đóng vai trò quan trọng cho cả ngân hàng và khách hàng. Các ngân hàng sử dụng chỉ số này để làm căn cứ để hướng dẫn cho khách hàng khi cung cấp sản phẩm tín dụng như: vay mua nhà, vay tín chấp… Việc xếp hạng tín dụng giúp khách hàng tận hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay nợ hoặc gia tăng hạn mức dễ dàng hơn. Đây là yếu tố tiên quyết để ngân hàng xác nhận tài chính của khách hàng một cách minh bạch và chính xác.

Ý nghĩa của việc xếp hạng tín dụng

Mục đích của việc xếp hạng điểm tín dụng hiện nay

Thêm nữa, xếp hạng tín dụng cũng hỗ trợ khách hàng cân đối chi tiêu, từ đó điều chỉnh phù hợp để không rơi vào nợ xấu, ảnh hưởng đến những nhu cầu vay vốn, trả góp hay dự định kinh doanh.

Xem thêm: Chấm điểm tín dụng là gì? Các hình thức chấm điểm tín dụng phổ biến

III. Cách tăng xếp hạng tín dụng hiệu quả

Để được xếp hạng tín dụng ở nhóm có rủi ro rất thấp, khách hàng cần cải thiện điểm tín dụng. Muốn nâng điểm tín dụng khách hàng có thể thực hiện những điều sau:

Cách tăng xếp hạng tín dụng hiệu quả

Các cách thức giúp tăng điểm tín dụng nhanh chóng và hiệu quả

1. Thanh toán các khoản nợ đúng hạn, vay trong khả năng chi trả

Trước khi bắt đầu một khoản vay nên tính toán kỹ xem khoản tiền mà mình cần trả cho khoản vay mỗi tháng là bao nhiêu, liệu khoản thu nhập hàng tháng có đủ để chi trả không. Không nên vay trong lúc chưa tính toán kỹ lưỡng. Đồng thời lên kế hoạch kỹ lưỡng vì thanh toán trễ hạn phải trả thêm tiền lãi suất và gây ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng.

Đối với các khoản nợ thẻ tín dụng, nên chủ động thanh toán nợ trước hạn để bảo đảm điểm tín dụng luôn ở mức độ an toàn và ít rủi ro nhất. Điều này đòi hỏi trước khi làm thủ tục đăng ký thẻ cần nắm rõ thời hạn thanh toán mà ngân hàng cho phép. Ngoài ra, để kiểm soát tốt khoản nợ tín dụng, đảm bảo thanh toán đúng hạn vào mỗi tháng, bạn không nên tiêu gần hết hạn mức chi tiêu cho phép, cố gắng giữ tỉ lệ dư nợ dưới 30% hạn mức tín dụng.

2. Kiểm tra báo cáo liên quan đến tín dụng thường xuyên

Thường xuyên kiểm tra báo cáo tín dụng giúp bạn cân đối lại chi tiêu, tránh xuất hiện những khoản giao dịch bất thường, gây ảnh hưởng đến lịch sử tài chính. Bạn có thể yêu cầu CIC hoặc truy cập website www.pcb.vn để kiểm tra xếp hạng tín dụng của mình.

Để chủ động hơn, nên đăng ký dịch vụ Internet Banking và bật thông báo mobile banking, email để nhận thông tin chi tiết về lịch sử tín dụng, các khoản thanh toán trễ hạn, các khoản vay…

3. Chỉ vay trong khả năng chi trả

Trước khi vay cần tự tính toán được khoản tiền hàng tháng mà mình cần trả là bao nhiêu. Khi đã đánh giá được nhu cầu cũng như mức thu nhập hiện tại, khách hàng nên vay các khoản mà chi phí trả nợ hàng tháng không quá 50% thu nhập để không mất khả năng thanh toán, nâng cao điểm tín dụng.

Chỉ vay trong khả năng chi trả

Chỉ nên vay trong mức có thể trả được, tránh rủ ro tài chính

4. Không nhiều thẻ tín dụng

Sử dụng nhiều thẻ tín dụng là điểm trừ trong quá trình đánh giá xếp hạng. Sở hữu hơn 2 thẻ tín dụng sẽ gây nhiều khó khăn trong việc cân đối chi tiêu và kiểm soát mức độ tiêu dùng. Dùng từ 2 thẻ tín dụng trở lên đồng nghĩa với việc bạn đang mượn nợ trước và phải chi trả cho nhiều nguồn. Trong khi kiểm tra xếp hạng tín dụng, CIC cho phép ngân hàng biết bạn đang sở hữu những thẻ tín dụng nào, trạng thái dư nợ và thanh toán và điều này ảnh hưởng đến việc đánh giá hạn mức thẻ của bạn

Đối với các chủ thẻ mất kiểm soát chi tiêu thì việc duy trì phí duy trì thẻ, khoản phí dịch vụ, phí chậm nộp tiền, lãi suất chậm thanh toán… của trên 2 thẻ tín dụng sẽ gây rất khó khăn về mặt tài chính.

5. Kiểm tra thanh toán dư nợ trước khi đóng thẻ

Để “bảo vệ” chỉ số xếp hạng tín dụng việc quan trọng mà ai cũng cần phải lưu ý trước khi đóng thẻ là kiểm tra kỹ đã thanh toán hết dư nợ hay chưa. Điểm tín dụng sẽ sụt giảm nếu đóng thẻ khi còn nợ xấu chưa tất toán. Vì tất cả các lịch sử tín dụng này đều được CIC xem xét chi tiết khi đánh giá xếp hạng tín dụng, việc đóng thẻ khi chưa tất toán các khoản nợ sẽ đưa bạn vào danh sách “nợ xấu”.

Hi vọng các thông tin trên đây giúp bạn có thể giải đáp được các băn khoăn về xếp hạng tín dụng. Đồng thời hiểu được các cách cơ bản để nâng cao điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng. Mong rằng, những thông tin mà Vega Fintech mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!

Tham khảo thêm thông tin: Cách chấm điểm tín dụng cá nhân của các ngân hiện nay