Social Network là gì? Phân biệt Social Network và Social Media

31/03/2023

Social Network là gì? Phân biệt Social Network và Social Media

Nội dung

Social Network - mạng xã hội là một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại, là phương tiện kết nối bạn bè, gia đình, giải trí, tìm kiếm đối tác. Hiện nay, nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng Social Network để tăng nhận diện thương hiệu và doanh số bán hàng.

1. Social Network là gì?

Social network là khái niệm dùng để chỉ mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tik Tok, Instagram, Twitter, Pinterest, Weibo…

Theo định nghĩa từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Social network, tức mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người dùng các dịch vụ tìm kiếm, chia sẻ, lưu trữ, cung cấp, sử dụng, và trao đổi thông tin với nhau.

Social Network bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, forum (diễn đàn), chat (trò chuyện) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tư khác.

Social Network là gì?

Có hàng ngàn Social Network trên toàn thế giới

Mỗi Social network được tạo ra đều nhằm mục đích cụ thể (như mục đích xã hội, mục đích kinh doanh, giải trí, tìm kiếm thông tin…) và có thể được thiết kế như một website, một ứng dụng có thể truy cập từ máy tính hoặc điện thoại.

Ngày nay, Social Network còn là công cụ Marketing để tìm kiếm và tương tác khách hàng, nâng cao thương hiệu và doanh số bán hàng. Tính đến năm 2022, Facebook vẫn giữ vị trí đứng đầu trong các Social Network phổ biến toàn cầu với gần 3 tỷ người dùng, kế đến là Instagram, YouTube, LinkedIn, TikTok, Pinterest hay Twitter.

2. Vai trò của Social Network

Mạng xã hội thời nay không chỉ là một nơi giao lưu và tìm kiếm thông tin hết sức sôi động mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing của các doanh nghiệp, tổ chức.

Mỗi Social Network gồm 3 nhân tố chính là:

- Nhà cung cấp nền tảng: Nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ Social Network.

- Người tạo nội dung: Là những cá nhân hoặc doanh nghiệp lên ý tưởng và sản xuất các nội dung hấp dẫn (như video, câu chuyện, hình ảnh…) nhằm thu hút người xem, truyền tải thông điệp cụ thể.

- Người tiếp nhận nội dung: Là những người dùng (User) mạng xã hội đơn thuần, phục vụ cho mục đích giải trí, kết nối và trao đổi với bạn bè, gia đình, đối tác, xây dựng hình ảnh cá nhân, tham gia các group cộng đồng để cập nhật thông tin.

Vai trò của Social Network

Social Network - Mạng xã hội là nơi giao lưu, tìm kiếm thông tin

Người tạo và người tiếp nhận nội dung có thể tráo đổi vị trí cho nhau trong quá trình sử dụng mạng xã hội.

Từ những nhu cầu trên, các nhà cung cấp sẽ xây dựng những tính năng mới, tạo thành hệ sinh thái để giữ chân người dùng và thu hút người dùng tương tác, tạo ra các thuật toán hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận khách hàng đúng mục tiêu và bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội.

Một số mạng xã hội thu phí của người dùng nhằm tối ưu hóa trải nghiệm như Mạng xã hội hẹn hò - Tinder.

3. Tính năng đặc trưng của Social Network

Một số tính năng cơ bản của mạng xã hội có thể kể đến như:

- Tính năng chat: Các user có thể gửi tin nhắn riêng tư, gửi ảnh cho nhau và trò chuyện, tán gẫu.

- Tính năng video call: Hầu hết các Social Network hiện nay đều hỗ trợ tính năng này và đang thu hút lượng lớn người sử dụng. Người dùng có thể gọi điện và trò chuyện với nhau, có thể gọi video nếu thiết bị có kết nối với camera.

- Chia sẻ nội dung: User có thể chia sẻ những nội dung như hình ảnh, video, link và các định dạng dữ liệu khác.

Tính năng đặc trưng của Social Network

Các user có thể tương tác với nhau trên mạng xã hội

- Tính năng tương tác: Like, bình luận, chia sẻ các nội dung

- Tính năng tìm kiếm thông tin/profile

- Tính năng tạo group (nhóm) và trang cộng đồng (Page)

- Tính năng tạo bài viết note, story…

- Và nhiều tính năng khác tùy theo mạng xã hội có mục đích chính là gì.

4. Các hoạt động trên Social Network

Tính trên toàn cầu có hàng ngàn mạng xã hội, mỗi Social Network có mục đích, cách thức hoạt động riêng. Tuy nhiên có thể tóm tắt một số hoạt động chính như sau:

Tạo và chia sẻ hồ sơ cá nhân

Các user sẽ tập hợp các sản phẩm của cá nhân như hình ảnh, các file thiết kế phục vụ công việc nhằm để những người trong ngành hoặc nhà tuyển dụng tham khảo, mua bán hay trao đổi sản phẩm.

Kết nối mạng cá nhân

Điển hình như mạng xã hội Facebook và Twitter, họ xây dựng nền tảng miễn phí, thu hút lượng lớn người dùng chia sẻ những hình ảnh và thông tin cá nhân như sở thích, tuổi tác, nơi ở, công việc, chia sẻ câu chuyện và tương tác với các hoạt động của những người dùng khác.

Marketing và quảng cáo

Mạng xã hội là một trong những kênh truyền thông vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng và triển khai chiến dịch Marketing hiệu quả. Năm 2018, các nhà quảng cáo Việt Nam đã chi tiêu tới 235 triệu USD để quảng cáo trên Facebook cho các campaign bán hàng trên nền tảng này.

Đây cũng là phương tiện giao tiếp trực tuyến cực kỳ tiện lợi giữa Doanh nghiệp với người dùng, qua đó để tăng nhận diện thương hiệu, tương tác giúp gia tăng khách hàng trung thành và tăng doanh số.

Các hoạt động trên Social Network

Hàng tỷ nội dung được chia sẻ mỗi ngày trên các Social Network

5. Các Social Network (mạng xã hội) phổ biến hiện nay

Nhắc đến Social Network không thể không nói đến Facebook -mạng xã hội lớn và phổ biến nhất toàn cầu. Rất hiếm có người nào không biết đến mạng xã hội này, dù là một đứa trẻ hay một cụ già. Hầu như bất cứ ai cũng có thể mở cho mình một tài khoản Facebook để tạo một cánh cửa nhìn ra thế giới ảo đầy sôi động.

Các Social Network nổi tiếng trên thế giới có thể kể đến như: Facebook, Youtube, LinkedIn, Tik Tok, Instagram, Twitter, Flickr, Tumblr…

Mạng xã hội của Việt Nam được phát triển để phục vụ riêng cho người Việt như: Zalo, Lotus, Gapo, Zingme, Yume…

Một số mạng xã hội riêng của các quốc gia như: Weibo (Trung Quốc), Orkut (khu vực Nam Mỹ), CyWorld (Hàn Quốc), Mixi (Nhật Bản)

6. Phân biệt Social Network và Social Media

Không ít người nhầm lẫn Social Media và Social Network. Về bản chất, hai loại hình này vẫn có điểm khác biệt nhất định.

Nếu như Social Network chỉ tập trung liên kết cộng đồng người dùng trong cùng một nền tảng. Tuy nhiên, người dùng từ các mạng xã hội khác nhau sẽ gặp rào cản trong khâu kết nối. Một user Facebook không thể chat, video call với người dùng Twitter được.

Social networking là các kênh, các dịch vụ làm nhiệm vụ kết nối những đối tượng có cùng sở thích, cùng nhu cầu, không phân biệt thời gian, không gian, vùng miền. Những người dùng tham gia vào các Social Networking này được gọi chung là các Netizens - Cư dân mạng.

Phân biệt Social Network và Social Media

Social Network và Social Media là hai khái niệm khác biệt

Trong khi đó, Social Media hình thành từ những chức năng đặc trưng của nền tảng Social Network, sở hữu lượng người dùng lớn, có khả năng liên kết cộng đồng mạnh mẽ. Điểm cốt lõi của Social Media là tính năng liên kết người dùng từ nhiều nền tảng, cộng đồng khác nhau.

Social Network là nền tảng cho các hoạt động của Social Media. Cả hai tuy có điểm khác biệt nhưng lại bổ trợ và hoàn thiện cho nhau.

7. Các thuật ngữ phổ biến trong Social Network

Khi tham gia các mạng xã hội, bạn sẽ gặp những thuật ngữ phổ biến sau:

Hashtag: Là các cụm từ đi kèm biểu tượng # nhằm giúp các user dễ dàng tìm thấy nội dung một chủ đề nào đó. Hashtag cũng là phương tiện giúp một nội dung nào đó được tiếp cận với nhiều đối tượng người dùng.

Ví dụ: Khi bạn đăng lên mạng xã hội kèm #phongcanhthiennhien thì khi người dùng click vào chủ đề đó sẽ tìm thấy bài đăng của bạn và các bài khác có cùng chủ đề. Nếu nhiều người cùng tìm kiếm và xem thì sẽ được lên Trending topics’ (Xu hướng) của Social Network.

Lens: Nhiều người nhầm tưởng đây là filter nhưng thực sự thì lens là hiệu ứng lớp phủ hoạt hình sử dụng khi user đang tự chụp ảnh selfie. Lens có thể làm hình ảnh của người dùng chuyển động trong khi ở chế độ máy ảnh.

Share (chia sẻ): Là việc người dùng đăng lại nội dung trên mạng xã hội lên timeline riêng.

Ví dụ: Nếu người dùng chia sẻ một nội dung trên Facebook, họ sẽ có thể tùy chọn chia sẻ bài đăng đó với một user khác, đăng trên News Feed của họ hoặc gửi qua Facebook Messenger riêng tư cho bạn bè.

Các thuật ngữ phổ biến trong Social Network

Các thuật ngữ phổ biến trên mạng xã hội

Story (câu chuyện): Trên Instagram hoặc trên Facebook, người dùng có thể đăng một bộ ảnh, video được tổng hợp thành album để chia sẻ với những người khác. Stories là nội dung ngắn hạn (ephemeral content) và chỉ được nhìn thấy trong 24h.

Twitterati: Thuật ngữ này để chỉ một người dùng trên Twitter có số lượng người theo dõi cực kỳ lớn và thường xuyên đăng bài. Twitterati có ảnh hưởng xã hội, vì vậy khi họ đăng hoặc chia sẻ một chủ đề, hashtag nhất định, bạn có thể mong đợi nó thành xu hướng.

Ephemeral content (nội dung ngắn hạn): Đây là các nội dung sẽ biến mất sau một khoảng thời gian định sẵn. Nội dung này được nhìn thấy thường xuyên nhất trên Facebook, Snapchat và Instagram.

Filter (bộ lọc): Là hiệu ứng được sử dụng để người dùng chỉnh sửa ảnh của họ. Có nhiều filter khác nhau trên các mạng xã hội khác nhau.

Handle (tên người dùng): liên quan đến một tên tài khoản người dùng trên Twitter. Mỗi người dùng sẽ có biểu tượng @, theo sau là tên tài khoản của họ. Handle là duy nhất, không có 2 tài khoản trùng nhau và có thể được sử dụng để tìm hoặc đề cập đến những người dùng khác trên cùng ứng dụng mạng xã hội đó.

Engagement (sự tham gia, tương tác): Là các hành động được thực hiện bởi người dùng như likes (các lượt thích), shares (chia sẻ) và comments (nhận xét), reactions (phản ứng),

Hy vọng những thông tin do Vega Fintech chia sẻ có thể giúp bạn hiểu về Social Network và những vai trò, tính năng của từng mạng xã hội cũng như tìm ra cách sử dụng hiệu quả nhất.