NFT là gì? Cách đầu tư NFT hiệu quả năm 2023

21/06/2023

NFT là gì? Cách đầu tư NFT hiệu quả năm 2023

Nội dung

Với những người đam mê công nghệ thì hẳn đã tiếp cận được với “cơn sốt công nghệ” năm 2023 này, đó là NFT - những tài sản được đại diện bằng chuỗi mã. Vậy NFT là gì? Đặc điểm gì của nó thu hút người ta đến vậy và có cách gì đầu tư với nó hay không?

I. NFT là gì?

NFT (Non-fungible token) là một loại token mã hoá trên công nghệ chuỗi-khối (blockchain) đại diện cho một tài sản duy nhất và độc nhất. Nói cách khác thì nó là tài sản số tồn tại trên một chuỗi số. Chuỗi số này như một cuốn sổ định danh đảm bảo tính xác thực của tài sản và cả chủ sở hữu tài sản đó.

NFT là gì?

Khái niệm về NFT trên thị trường hiện nay

Người đầu tiên sáng tạo ra NFT là Kevin McCoy, ông đặt tên là Quantum và đúc nó trên Namecoin vào năm 2014. NFT tạo điều kiện cho người sáng tạo nội dung số kiếm thêm thu nhập và không cần phải thông qua bên thứ ba. NFT có nhiều loại đó là NFT tác phẩm nghệ thuật, Avatar/PFP, Generative art, Collectibles, Photography, Music, Gamified.

Vậy thì NFT có giống tiền mã hoá không? Câu trả lời là không, điểm giống nhau duy nhất của chúng là được chạy trên hệ thống công nghệ chuỗi-khối (blockchain) như Ethereum hay Bitcoin. Tiền mã hoá có thể mua bán, trao đổi ngang giá, chúng có thể thay thế lẫn nhau. Nhưng NFT thì không, chúng không thể thay thế lẫn nhau, mỗi NFT là một chữ ký kỹ thuật số khác nhau, cho nên, bạn không thể trao đổi NFT với nhau.

II. Lịch sử hình thành NFT

Người đầu tiên sáng tạo ra NFT là Kevin McCoy, ông đặt tên là Quantum và đúc nó trên Namecoin vào năm 2014. Bắt đầu từ năm 2015, nhiều NFT khác ra đời như trò chơi đầu tiên trên blockchain Spells of Genesis. Năm 2016, Rare Pepes ra mắt, khởi động thị trường nghệ thuật tiền mã hoá.

Lịch sử hình thành NFT

Các giai đoạn hình thành và phát triển của NFT

NFT bắt đầu được chú ý vào năm 2017, khi các bộ sưu tập NFT đầu tiên được tung ra trên blockchain Ethereum. Các giao dịch chuyển quyền sở hữu trên đó trở nên không hề dễ dàng. Blockchain Ethereum với tính năng hợp đồng thông minh, cho phép bạn khởi tạo, lập trình, lưu trữ và giao dịch mã thông báo tích hợp trực tiếp vào chính chuỗi-khối. Tính năng này giúp tăng khả năng truy cập và giảm bớt quá trình giới thiệu.

Từ năm 2021, khi đại dịch Covid xảy ra, NFT đã thực sự bùng nổ, thu hút một lượng lớn mức độ quan tâm của công chúng. Bởi vì, trong đại dịch, nhiều người buộc phải sử dụng kỹ thuật số nhiều hơn và kết nối với nhau trên nhiều nền tảng trực tuyến, vì thế cộng đồng NFT được phát triển và hiện diện mạnh mẽ. Đặc biệt là sau khi tác phẩm “Everydays - The First 5000 Days” của nghệ sĩ lâu năm Beeple được bán với mức giá ấn tượng 69 triệu USD, khiến nhiều người không thể làm ngơ về NFT được nữa.

III. Vai trò của NFT

Trong giao dịch mua bán, việc mã hoá tài sản giúp người mua có thể xác minh tính thật giả, quyền sở hữu rõ ràng của tài sản đó, nhất là với những tác phẩm nghệ thuật, từ đây, việc mua bán trở nên minh bạch. Đối với người bán hay người tạo ra NFT thì họ bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ của mình và được hưởng thành quả lao động một cách xứng đáng.

Vai trò của NFT

Vai trò quan trọng của NFT trong hệ thống hiện nay

NFT tạo điều kiện cho người sáng tạo nội dung số kiếm thêm thu nhập và không cần phải thông qua bên thứ ba. Bạn có thể sáng tạo bất cứ sản phẩm nào như game, tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, hình ảnh…

Với những người chuyên sưu tầm những sản phẩm độc đáo, họ có thể thoải mái lựa chọn những tác phẩm giới hạn, chỉ 1 bản duy nhất. Khi đã mua sản phẩm đó, bạn sẽ có toàn quyền khai thác, sử dụng, kể cả việc bán lại cho người khác, không giống như việc mua sản phẩm bản quyền như nhạc, video… trên các nền tảng mua bán thông thường, bạn không có quyền chuyển nhượng hay bán, mà chỉ có quyền sử dụng.

IV. Đặc điểm của NFT

Đặc điểm của NFT

Những đặc điểm cơ bản của NFT mà bạn cần phải nắm được

1. Tính không thể thay thế:

NFT dịch nghĩa là token không thể thay thế. Ngay từ cái tên của NFT đã nêu lên một đặt điểm của nó, đó chính là không thể thay thế, không thể hoán đổi cho nhau. Mỗi NFT sẽ có mã nhận dạng riêng biệt và duy nhất, không mã nào giống mã nào. Trong lĩnh vực kỹ thuật số, chúng đóng vai trò là bằng chứng về tính nguyên bản và quyền sở hữu.

2. Tính sở hữu duy nhất:

Mỗi mã chỉ có một chủ sở hữu duy nhất. Chủ sở hữu sẽ được cấp một ID để quản lý. Nếu chưa có sự cho phép của chủ sở hữu NFT, bất cứ ai kể cả người phát hành cũng không được quyền sao chép hoặc chuyển NFT.

Hiện nay, người ta phân nhỏ NFT gốc ra thành nhiều phần, gọi là NFT phân nhỏ, cho phép nhiều người khác nhau có thể xác nhận quyền sở hữu một phần của NFT.

3. Tính vĩnh cửu:

Các thông tin liên quan đến NFT như thời điểm phát hành, chữ viết, hình ảnh, âm thanh, bài đăng… đều được tồn tại vĩnh viễn.

4. Tính minh bạch:

Trên nền tảng công nghệ chuỗi-khối thì NFT là những dòng code, vì vậy, chúng ta có thể xác minh được tác giả cũng như thông tin về NFT bất cứ lúc nào.

V. Cách thức hoạt động của NFT

NFT có thể được tạo và phát hành từ nhiều khung, phổ biến là ERC-721 và ERC trên công nghệ chuỗi-khối (blockchain) Ethereum, hoặc BEP-721 và BEP-1155 trên công nghệ BNB Chain. NFT được xây dựng thông qua hợp đồng thông minh, quy tắc lập trình được uỷ thác và đã thực hiện trên công nghệ blockchain. Hợp đồng thông minh này là một bằng chứng chứng minh tính chính thống của NFT, nguồn gốc xuất xứ của NFT cũng như chống giả mạo và chứng minh người sở hữu duy nhất của NFT đó.

Cách thức hoạt động của NFT

Các thức hoạt động của NFT khi được phát hành

Bạn không cần phải hiểu sâu xa về cách thức vận hành của những thị trường này hay công nghệ chuỗi-khối, những thị trường mở như Treasureland, OpenSea hay Binance NFT Marketplace sẽ giúp kết nối người bán và người mua NFT với mỗi giá trị NFT là độc nhất. Giá của NFT sẽ thay đổi theo tình hình cung-cầu của thị trường.

Thậm chí, phát hành NFT trên thị trường OpenSea gần như không mất phí, còn một số thị trường khác thì phải mất một chút phí.

VI. Cấu tạo của NFT

Để tạo ra NFT, đầu tiên người phát hành sẽ “đúc”, nghĩa là biến hình ảnh, video, âm thanh và các tệp kỹ thuật số khác thành tài sản mã hoá trên một công nghệ chuỗi-khối (blockchain). Khi đã hiện hữu trên blockchain, thì việc chỉnh sửa và giả mạo NFT trở nên khó khăn hơn nhiều. Vì dữ liệu NFT là duy nhất nên chúng ta có thể xác minh tính nguyên bản và quyền sở hữu một cách dễ dàng.

Cấu tạo của NFT

Cấu tạo đặc biệt khi tạo ra NFT

Khi tạo ra NFT, người tạo hay chủ sở hữu cũng có thể lưu trữ những thông tin cụ thể vào bên trong NFT.

VII. Các loại NFT trên thị trường hiện nay

Các loại NFT trên thị trường hiện nay

7 loại NFT phổ biến nhất trên thị trường hiện nay

Các loại NFT đang làm chao đảo thị trường công nghệ bao gồm:

1. Artwork - các tác phẩm nghệ thuật:

Đây là những tác phẩm nghệ thuật duy nhất, mỗi NFT dạng artwork được phát hành riêng lẻ và được ra mắt dưới dạng từng bộ sưu tập nhỏ. NFT cấp quyền sở hữu và chứng nhận duy nhất cho tác giả đảm bảo tác phẩm nghệ thuật của họ là bản gốc duy nhất được xác nhận tồn tại, không ai có thể dễ dàng sao chép và đạo nhái.

2. Avatar/PFPs - ảnh đại diện:

NFT Avatar đã được đại diện cho danh tính cho mỗi người trong metaverse và thế giới tiền điện tử vì nó có hình ảnh độc đáo và khác biệt từ quần áo, nét mặt, phụ kiện…

3. Generative art - nghệ thuật sáng tạo từ thuật toán:

Đây là những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo từ những thuật toán tổng hợp, từ trí tuệ nhân tạo hay các robot vật lý. Có thể bạn chưa biết, ngay từ thời kỳ phục hưng thì nghệ thuật sáng tạo từ thuật toán đã xuất hiện và từ khi NFT xuất hiện thì chúng thực sự bùng nổ.

4. Collectibles - sưu tầm:

Đây tựa như các thẻ sưu tập và kỷ vật trong trò chơi, mỗi NFT Collectibles sẽ có mức độ hiếm khác nhau và được những nhà sưu tầm, nhà tài trợ, người mua bán giao dịch săn lùng. Các danh mục dạng này rất đa dạng từ nghệ thuật, âm nhạc, trò chơi cho đến các môn thể thao.

5. Photography - nhiếp ảnh:

Khác với những ấn phẩm, hình ảnh được xuất bản rộng rãi, mỗi NFT đều là độc nhất, rất quý hiếm, có giá trị rất cao.

6. Music - âm nhạc:

NFT tạo cơ hội cho các nghệ sĩ thêm một nguồn doanh thu mới nhưng vẫn đúng mục đích truyền tải âm nhạc cho khán giả mà không cần phải qua một bên trung gian khác.

7. Gamified - game hoá:

NFT game hoá kết nối những người chơi trong game có thể giao dịch và hoán đổi tài sản trò chơi thành tiền điện tử như một phần thưởng dành cho họ.

VIII. Những ứng dụng của NFT trong đời sống

Trong xã hội hiện đại, với tính chất đặc biệt của mình, NFT được ứng dụng vào đa lĩnh vực từ quản lý tài sản, gaming, nội dung số hay cả nghệ thuật.

Những ứng dụng của NFT trong đời sống

Ứng dụng thực tiễn của NFT trong thực tế hiện nay

Trong quản lý tài sản, cụ thể là số hoá tài sản thật: Tất cả các giấy tờ liên quan đến tài sản như quyền sở hữu bất động sản, quyền sở hữu trí tuệ… đều sẽ được mã hoá, tránh được việc làm giả các giấy tờ trên và lưu trữ mãi mãi cho người sở hữu khối tài sản đó.

Trong mảng nghệ thuật: Giá trị của NFT nghệ thuật đến từ khả năng xác minh tính nguyên bản bằng kỹ thuật số và chứng minh quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số đó. Các tác phẩm nghệ thuật sẽ được chuyển thành tệp tài sản số, gắn với token trên nền tảng blockchain. Như vậy, việc mua bán diễn ra một cách trung thực, đáng tin cậy, rất khó để làm giả những tài sản nghệ thuật này, các nghệ sĩ cũng sẽ bảo vệ được bản quyền cho chính tác phẩm của mình.

Trong mảng Gaming: Ứng dụng lưu trữ những vật phẩm, nhân vật trong game… theo đó, mỗi một vật phẩm hay nhân vật game sẽ được gắn một mã dữ liệu, việc mua bán trên app được thuận tiên hơn và cũng ít rủi ro hơn.

Trong mảng phát triển nội dung số: Đó là việc ứng dụng mã hoá các sản phẩm âm nhạc, video hình ảnh, icon, meme, bài viết, bài đăng… Các giá trị của những sản phẩm này sẽ được nâng cao hơn nhờ việc xác thực quyền sở hữu.

IX. Cách đầu tư NFT hiệu quả

Cách đầu tư NFT hiệu quả

Những lưu ý giúp đầu tư NFT hiệu quả, an toàn

Một số cách đầu tư NFT dành cho những ai đam mê công nghệ:

Mua đi bán lại các tác phẩm nghệ thuật, phát hành các tác phẩm nghệ thuật hay các nội dung số như âm nhạc, hình ảnh, bài đăng bài viết (với những người nổi tiếng)… Chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật The Merge của Pak là tác phẩm nghệ thuật NFT đắt giá nhất, có 28,983 người mua với giá 91.8 triệu Đô la Mỹ vào năm 2021. Hay như hình ảnh Everydays: The First 5000 Days của Mike Beeple với nội dung là hình ảnh online mỗi ngày trong 13 năm kể từ năm 2007, tạo thành 5000 hình ảnh cũng bán được với giá 69.3 triệu Đô la Mỹ, đứng thứ hai trong danh sách như NFT đắt nhất thế giới.

Tham gia vào những game NFT đang thịnh hành: Chơi loại game này để sưu tầm, sở hữu nhiều vật phẩm, phụ kiện độc quyền trong game, sau đó bán đi, quy đổi qua tiền điện tử và tiền mặt. Một số game NFT bạn có thể tham khảo như: Axie Infinity, The Sandbox - Building & Craft, Thetan Arena, My Neighbor Alice, F1 Delta Time, Titan Hunters…

Hoặc bạn có thể tham gia vào các dự án NFT: Chẳng hạn như, hiện nay, các dự án NFT gaming được đầu tư với lượng vốn khổng lồ nên phát triển với tốc độ chóng mặt. Nếu tham gia vào các dự án kiểu này bắt buộc các nhà đầu tư phải có kiến thức tốt về game, về NFT đồng thời có kinh nghiệm đầu tư trong lĩnh vực NFT để có thể chọn ra dự án tiềm năng trong tương lai.

Theo Phó chủ tịch Ban Nghệ thuật Đương đại của Sotheby - ông Max Moore nhận định, khi xã hội công nghệ lên ngôi và trở nên quyền lực thì NFT và các tài sản số sẽ là những thứ phản ánh giá trị và sở thích của loài người trong xã hội. Nói như vậy bởi vì NFT càng ngày càng bùng nổ và chứng minh được sức hút của mình khi doanh số bán hàng càng ngày càng tăng.

Nhiều người đã coi NFT như là tương lai của sở hữu tài sản, với nhiều đặc điểm ưu việt thì không có gì khó hiểu nếu NFT trở thành xu hướng thế giới trong vài năm nữa. Mong rằng những thông tin mà Vega Fintech cung cấp ở trên sẽ thật hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!