RegTech là gì? Vai trò của RegTech trong lĩnh vực tài chính

05/01/2024

RegTech là gì? Vai trò của RegTech trong lĩnh vực tài chính

Nội dung

Song song với sự tiến bộ của công nghệ, khoa học kỹ thuật thúc đẩy các cơ quản quản lý trong lĩnh vực phải cập nhật các quy định để kiểm soát các chủ thể của mình - chính là các tổ chức tài chính. Kết quả là, tạo “gánh nặng” về các yêu cầu pháp lý cho các tổ chức tài chính, nếu không tuân thủ thì họ có thể bị áp đặt các biện pháp trừng phạt. Để giúp họ tuân thủ đúng các yêu cầu pháp lý, các công ty công nghệ đã phát triển ra một công nghệ gọi là RegTech.

Vậy RegTech là gì? Vai trò cụ thể của RegTech trong lĩnh vực tài chính là gì? Tiềm năng phát triển như thế nào? Cùng Vega Fintech tìm hiểu ngay nhé!

1. RegTech là gì?

RegTech là gì?

Thông tin về bộ giải pháp RegTech mới nhất

RegTech là từ viết tắt của Regulatory Technology, tạm dịch: công nghệ điều tiết là một ứng dụng công nghệ mới được tạo ra nhằm mục đích cải thiện cách doanh nghiệp quản lý việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan tới lĩnh vực hoạt động của mình.

Mặc dù Regtech còn khá mới nhưng công nghệ này đang phát triển một cách nhanh chóng, hiện sử dụng machine learning, big data, blockchain, AI và một số công nghệ phân tích dữ liệu khác giúp giảm chi phí và rủi ro liên quan đến việc tuân thủ các quy định pháp luật, tự động hoá các quy trình và giúp tổ chức nhanh chóng thích nghi với những quy định pháp lý thay đổi.

Các ứng dụng của RegTech có thể bao gồm hệ thống quản lý rủi ro, theo dõi giao dịch tài chính, đối phó lại với các gian lận tài chính và hệ thống tự động báo cáo về việc tuân thủ các quy định pháp lý liên quan.

2. Vai trò quan trọng của RegTech trong lĩnh vực tài chính

Vai trò quan trọng của RegTech trong lĩnh vực tài chính

Tầm quan trọng của giải pháp công nghệ RegTech

Regtech đang chuyển đổi lĩnh vực tài chính theo nhiều cách, và sau đây là một vài tác động:

Tự động hoá quy trình tuân thủ

Giải pháp Regtech có thể tự động hoá các quy trình tuân thủ luật pháp, chẳng hạn như thẩm định khách hàng, giám sát giao dịch và báo cáo. Điều này có thể giúp các tổ chức tài chính tuân thủ các quy định pháp luật hiệu quả hơn, giảm nguy cơ phạm sai lầm và bị phạt. Theo báo cáo của Deloitte thì tự động hoá các quy trình tuân thủ có thể giảm tới 50% chi phí cho doanh nghiệp, cải thiện độ chính xác cũng như tốc độ trong các quy trình tuân thủ.

Tăng cường quản lý rủi ro

Các giải pháp RegTech cũng có thể tăng cường quản lý rủi ro bằng cách phân tích dữ liệu để xác định các rủi ro tiềm ẩn và đưa ra cảnh báo theo thời gian thực. Điều này có thể giúp các tổ chức tài chính phát hiện và ngăn chặn gian lận, rửa tiền và các tội phạm tài chính khác.

Theo báo cáo của Ủy ban Ổn định Tài chính (Financial Stability Board), RegTech có thể nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro bằng cách cung cấp dữ liệu và phân tích chính xác và kịp thời hơn.

Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Các giải pháp RegTech cũng có thể cải thiện trải nghiệm của khách hàng bằng cách đơn giản hóa quy trình giới thiệu và KYC (biết khách hàng của bạn). Điều này có thể giảm thời gian và công sức cần thiết để khách hàng mở tài khoản hoặc đăng ký khoản vay, cải thiện sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng.

Theo báo cáo của McKinsey, RegTech có thể giảm tới 90% thời gian làm quen và cải thiện sự hài lòng của khách hàng lên tới 20%.

Kích hoạt đổi mới

Cuối cùng, RegTech đang tạo điều kiện cho sự đổi mới trong ngành tài chính bằng cách giảm chi phí và độ phức tạp của việc tuân thủ, đồng thời giải phóng nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công ty fintech, vốn dựa vào sự đổi mới để duy trì tính cạnh tranh và phát triển.

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, RegTech có thể cho phép các tổ chức tài chính đổi mới bằng cách giảm thời gian và chi phí cần thiết để tuân thủ và giải phóng nguồn lực cho các hoạt động khác.

Bảo vệ dữ liệu và an ninh thông tin

RegTech đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng tăng cường về quy định bảo vệ dữ liệu (GDPR và các quy định tương tự).

Các giải pháp RegTech thường có tính năng mạnh mẽ về an ninh để đảm bảo rằng dữ liệu quan trọng được bảo vệ khỏi mọi loại tấn công.

3. Tiềm năng phát triển của RegTech

Tiềm năng phát triển của RegTech

Tiềm năng lớn khi ứng dụng công nghệ RegTech

RegTech đã và đang trở thành những chủ đề nóng được quan tâm chú ý trong vài năm trở lại đây. Thực tế theo báo cáo của ReportLinker thì thị trường RegTech toàn cầu sẽ có tốc độ tăng trưởng kép trong giai đoạn từ 2020 - 2025 khoảng 20.3% mỗi năm, và tăng từ 6.3 tỷ USD vào năm 2020 lên đến 16 tỷ USD vào năm 2025. Trang Tokitaki cũng dự báo thị trường RegTech toàn cầu sẽ đạt tổng trị giá hơn 20 tỷ USD vào năm 2027. Một số lý do được các chuyên gia lý giải cho sự tăng trưởng này đó là:

Việc các yêu cầu pháp lý ngày càng khắt khe, các khoản phạt tăng cao, buộc các tổ chức tài chính phải tăng chi cho công nghệ;

Sự phụ thuộc của các tổ chức tài chính vào công nghệ đã tăng lên rất nhiều từ sau đại dịch Covid-19, do làm việc từ xa đã trở thành một xu hướng chung;

Việc tăng cường đầu tư vào các công ty RegTech dẫn đến việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của họ tốt hơn, mang lại các giải pháp có tính hiệu quả cao hơn.

4. Những rủi ro của RegTech

Những rủi ro của RegTech

Rủi ro có thể gặp khi ứng dụng RegTech vào thực tế

Ưu điểm của Regtech:

Công nghệ Regtech chủ yếu là tích hợp và phân tích, giúp phân tách và sắp xếp nhanh chóng các tập dữ liệu đan xen, lộn xộn thông qua tính năng trích xuất và truyền tải. Regtech sử dụng phân tích để khai thác các tập dữ liệu lớn cho nhiều mục đích khác nhau, tích hợp nhanh chóng một hệ thống nhằm thiết lập và vận hành các giải pháp trong một khoảng thời gian ngắn.

Rào cản đối với việc áp dụng Regtech:

- Nhiều nền tài chính trên thế giới còn thiếu nhận thức và hiểu biết về các giải pháp Regtech;

- Thiếu kinh phí và nguồn lực để thực hiện do Regtech cần nguồn vốn lớn;

- Bối cảnh pháp lý còn rời rạc, chưa thống nhất và chưa có tiêu chuẩn hoá;

- Các vấn đề liên quan đến tích hợp và chất lượng dữ liệu.

Rủi ro đối với việc Regtech ngày càng phát triển:

Rủi ro về an toàn không gian mạng: Với sự tăng cường của công nghệ, đặc biệt là việc lưu trữ và xử lý dữ liệu quan trọng, sự quan tâm đặc biệt đến an ninh thông tin là rất cần thiết. RegTech thường xuyên xử lý và lưu trữ dữ liệu nhạy cảm, do đó, nếu bị tấn công, có thể gây thiệt hại nặng nề.

Rủi ro trong việc tuân thủ pháp luật: Mặc dù RegTech giúp tối ưu hóa tuân thủ pháp luật, nhưng cũng cần đảm bảo rằng các giải pháp và quy trình được triển khai thực sự đáp ứng đúng với các quy định và yêu cầu pháp luật hiện hành. Sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ có thể dẫn đến sự hiểu lầm hoặc vi phạm pháp luật.

Rủi ro đối với việc Regtech ngày càng phát triển

Bất tiện khi đưa RegTech vào những ứng dụng đời sống nhiều hơn

Rủi ro về độ tin cậy của dữ liệu: Tính chính xác và đáng tin cậy của dữ liệu là quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định. Nếu RegTech sử dụng dữ liệu không chính xác hoặc bị nhiễu loạn, có thể dẫn đến việc ra quyết định sai lầm và thiệt hại tài chính.

Rủi ro nếu việc tự động hoá quá mức: Tự động hóa quá mức có thể dẫn đến việc mất kiểm soát và khả năng giải quyết các tình huống đặc biệt. Nếu hệ thống RegTech không linh hoạt và không thể thích ứng với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh, có thể tạo ra những tình huống không mong muốn.

Ngoài ra, thì chi phí để triển khai Regtech là cực lớn, doanh nghiệp sử dụng cần cân nhắc giữa lợi ích dài hạn và chi phí ngắn hạn để đảm bảo việc đầu tư vào Regtech thực sự có giá trị.

5. Cách thức ứng dụng RegTech tại thị trường Việt Nam

Thực chất thì RegTech mới chỉ phổ biến bên một số quốc gia Châu u, tại thị trường Việt Nam RegTech vẫn còn là một thuật ngữ mới, thế nhưng, nó đã được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau thông qua các ứng dụng công nghệ có trong hoạt động quản lý, giảm sát và tuân thủ các quy định về lĩnh vực tài chính.

Để Regtech có thể thực sự phát triển đúng nghĩa, có hệ thống, có tổ chức hợp lý tại thị trường Việt Nam thì cần có sự kết nối giữa ngân hàng, tổ chức Fintech và các cơ quan quản lý, giảm sát một cách nghiêm túc và bài bản - theo báo cáo Fintech và Ngân hàng do ngân hàng MB phát hành.

Theo đó, Regtech phải được nhận diện một cách đúng đắn và đầy đủ, không nên đồng nhất với việc chuyển đổi số trong quá trình quản lý, giám sát. Việc nhìn nhận một cách nghiêm túc về tính hiệu quả, ưu nhược điểm trong quá trình sử dụng Regtech sẽ giúp các bên tham gia đưa ra được một kế hoạch triển khai phù hợp.

Ngoài ra, phải tiến hành thử nghiệm triển khai công nghệ Regtech với một số ứng dụng tiện ích phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam như hệ thống big data, các tiện ích báo cáo kiểm tra liên quan, kết hợp với việc phát hiện gian lận, phòng chống ngăn chặn tội phạm tài chính.

Điều này đỏi hỏi một sự đầu tư về nguồn lực tương xứng với công nghệ chính, có như vậy Việt Nam mới có đà để theo kịp được với các thị trường tài chính lớn trên thế giới.

Các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý giám sát cũng cần định vị lại vai trò của mình như một người kiến tạo nên một ngành công nghiệp tài chính mới mạnh mẽ và bền vững, trong điều kiện môi trường khuyến khích sáng tạo, sẽ khiến việc đạt được các mục tiêu về công nghệ mới được thuận lợi hơn.

Tóm lại, Regtech là một ứng dụng quan trọng và đang làm thay đổi ngành tài chính, nhất là các công ty fintech, vốn phải đối mặt với những thách thức pháp lý đặc biệt và có thể không đủ nguồn lực hoặc chuyên môn để giải quyết các yêu cầu pháp lý phức tạp. Mặc dù vẫn còn những rào cản trong việc áp dụng nhưng lợi ích mà Regtech đem lại là rất rõ ràng. Ngành tài chính càng phát triển, càng nhiều quy định quy chế áp dụng thì Regtech sẽ càng ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ và giảm chi phí cho doanh nghiệp.