Blacklist là gì? Cách hạn chế Blacklist trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

11/08/2023

Blacklist là gì? Cách hạn chế Blacklist trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Nội dung

Blacklist (danh sách đen) được xem là một công cụ tổng hợp về danh sách các khách hàng có lịch sử tài chính xấu để từ chối cấp các khoản vay nhằm hạn chế rủi ro. Nó cũng là một khái niệm liên quan đến việc chấm điểm khách hàng. Vậy vì sao khách hàng lại rơi vào blacklist tài chính? Những rủi ro mà khách hàng gặp phải khi nằm trong danh sách này là gì? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết sau đây.

I. Blacklist tài chính là gì?

Blacklist tài chính là gì?

Tìm hiểu về blacklist trong lĩnh vực tài chính

Blacklist được hiểu đơn giản đó là hệ thống các danh sách đen liệt kê các hồ sơ của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu không trung thực, giả mạo và có dấu hiệu làm sai lệch, chỉnh sử thông tin hoặc khách hàng đang trong danh sách nợ xấu để cảnh bảo cho các tổ chức tài chính, ngân hàng khi tham gia tài chính hoặc có ý định xuất cảnh ra nước ngoài.

Blacklist tài chính sẽ ghi nhận các trường hợp làm giả tài liệu hồ sơ từ CCCD, sổ hộ khẩu, giấy tạm trú, bảng lương, hợp đồng lao động, giấy tờ xe,… và không chấp nhận các hành vi làm giả hay sai lệch thông tin khi tiếp nhận hồ sơ.

Đối với những khách hàng có thời gian trả nợ quá hạn tối đa 5 năm theo quy định trong thông tư 03/2013/TT-NHNN Việt Nam thì sẽ thuộc diện nợ xấu và cũng được cho vào blacklist và không thể tham gia vay tài chính được ở bất cứ tổ chức, ngân hàng nào.

Blacklist tài chính có thể được duy trì bởi các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty tín dụng, cơ quan quản lý tài chính, cơ quan thuế, hoặc các tổ chức tương tự. Thông tin trong blacklist tài chính có thể được thu thập từ các nguồn khác nhau, bao gồm hồ sơ tín dụng, thông báo truy nợ, báo cáo tài chính, và thông tin từ các bên liên quan.

Hiện nay, tất cả các ngân hàng trong nước hay nước ngoài, các tổ chức, công ty tài chính cũng đều có công cụ blacklist để kiểm soát việc tiếp nhận hồ sơ, hạn chế rủi ro tài chính ngay từ khâu chọn lọc khách hàng.

Các chuyên viên thẩm định hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra danh sách đen của ngân hàng mình và trên hệ thống CIC . Nếu khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp) nằm trong danh sách này thì sẽ không được tiếp nhận xử lý các bước thủ tục tiêp theo.

Việc có tên trong blacklist tài chính có thể gây hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, như vay vốn, mở tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hay tham gia vào các giao dịch tài chính khác. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức tài chính và ngăn chặn rủi ro tài chính có thể phát sinh từ các cá nhân hoặc tổ chức không đáng tin cậy.

Do đó khi vay vốn, khách hàng cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin một cách chính xác và thận trọng trước những lời đề nghị chỉnh sửa hồ sơ của bất cứ tư vấn nào.

II. Những rủi ro của blacklist trong lĩnh vực tài chính

Những rủi ro của blacklist trong lĩnh vực tài chính

Những rủi ro thường gặp khi có blacklist trong ngành tài chính

Những khách hàng nằm trong danh sách đen thuộc lĩnh vực tài chính sẽ rất khó có thể được tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay tại một công ty tín dụng nào. Đối với những tổ chức tài chính hoặc ngân hàng có nhiều điều kiện đảm bảo hạn chế rủi ro thì họ sẽ không cho đối tượng nằm trong blacklist vay tiền nữa.

Tất cả các thông tin về các hành vi giả mạo, chỉnh sửa thông tin sai lệch hồ sơ hoặc các khách hàng đang gánh nợ xấu gồm: thông tin các khoản đã vay, các khoản vay nợ hiện tại, thời gian lưu nợ quá hạn, thông tin người vay, nơi vay sẽ được lưu lại trên hệ thống dữ liệu của CIC và tại các ngân hàng trong thời hạn từ 3-5 năm sau thời điểm người vay đã thanh toán đủ các gốc và lãi.

Có tên trong danh sách đen CIC có thể làm hạn chế khả năng vay vốn của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Ngân hàng và tổ chức tài chính khác có thể sử dụng thông tin từ blacklist CIC để đánh giá khả năng trả nợ và quyết định cho vay. Điều này có thể làm giảm cơ hội vay vốn hoặc tăng lãi suất cho vay.

Có tên trong danh sách đen CIC có thể gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín tín dụng của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Các tổ chức tài chính và đối tác kinh doanh khác có thể có quan điểm tiêu cực và không tin tưởng vào khả năng trả nợ hoặc thực hiện hợp đồng của người bị ảnh hưởng.

Với doanh nghiệp, có tên trong danh sách đen CIC có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các giao dịch kinh doanh, thực hiện hợp đồng với các đối tác hoặc tham gia vào các dự án mới.

Chính vì thế, khách hàng trước khi vay nợ cần phải lưu ý kiểm tra thường xuyên thông tin về các khoản vay của mình, giữ đúng thông tin, không làm giả các loại giấy tờ để tránh rơi vào nhóm danh sách đen của các ngân hàng, đánh mất cơ hội vay khi có nhu cầu.

Ngoài ra, nếu người trong danh sách đen có những hành vi mang dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ được báo cho các cơ quan chức năng để xử lý.

III. Nguyên nhân khách hàng rơi vào blacklist tài chính

Nguyên nhân khách hàng rơi vào blacklist tài chính

Những nguyên nhân hình thành blacklist trong lĩnh vực tài chính

Có nhiều lý do có thể dẫn khách hàng rơi vào danh sách blacklist tài chính. Dưới đây là một số nguyên nhân dễ gặp phải nhất:

- Khách hàng dùng thẻ tín dụng nhưng không kiểm soát dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể trả nợ đúng kỳ hạn cho các ngân hàng.

- Mua hàng trả góp nhưng không đóng tiền đều và đúng theo định kỳ như cam kết.

- Khách hàng chây ỳ, cố tình không thanh toán dẫn đến thành nợ quá hạn và thành nợ xấu.

- Không thanh toán nợ dẫn đến tài sản bị gán nợ để thế chấp.

- Bị kiện ra tòa do có nợ phát sinh với doanh nghiệp hoặc cá nhân khác.

- Khách hàng không thanh toán các khoản phí phạt quá hạn thanh toán dẫn đễn việc phí phạt chuyển thành nợ quá hạn và thành nợ xấu.

- Khách hàng sử dụng các loại giấy tờ chứng minh tài chính, các loại giấy tờ tùy thân để tạo các hồ sơ giả mạo hoặc sai lệch thông tin để gian dối khi làm hồ sơ vay tiền tại các tổ chức tài chính, ngân hàng.

- Khách hàng cố tình vay tiền và quỵt nợ để thực hiện hành vi lừa đảo tài chính.

Với những nguyên nhân trên, danh sách đen của hệ thống ngân hàng sẽ dễ dàng đưa bạn vào và mang đến những bất lợi trong các khoản vay tài chính của bạn.

IV. Các loại blacklist tài chính cơ bản

Các loại blacklist tài chính cơ bản

Phân loại blacklist cơ bản hiện nay

Phân loại theo quy mô:

Hiện nay blacklist tài chính sẽ được phân thành blacklist trên CIC và blacklist tại nội bộ ngân hàng.

Tại CIC:

CIC (Credit Information Center) là tên gọi của trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam. Đây là nơi lưu trữ các thông tin của khách hàng vay tiền tại hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam.

Nó sẽ thực hiện chức năng lưu trữ thông tin lịch sử giao dịch của mỗi khách hàng và là nguồn dữ liệu để các ngân hàng, tổ chức tài chính kiểm tra tình trạng nợ xấu, blacklist của người vay. Blacklist CIC, hay còn gọi là danh sách đen CIC, là một phần của hệ thống thông tin tín dụng của CIC và chứa thông tin về các khoản nợ mà cá nhân hoặc doanh nghiệp đã không thanh toán đúng hạn hoặc vi phạm các hợp đồng tín dụng khác. Thông tin blacklist tài chính tại CIC sẽ được các ngân hàng sử dụng trong quá trình kiểm duyệt cho vay của mình.

Blacklist tại nội bộ ngân hàng:

Mỗi ngân hàng sẽ có một danh sách các khách hàng rủi ro cao vào đưa vào danh sách đen để dễ dàng kiểm soát và từ chối khi tiếp nhận hồ sơ.

Phân loại theo hoạt động của khách hàng:

Trong blacklist sẽ được phân thành các nhóm đối tượng như:

- Blacklist tài chính trên mạng xã hội về các hoạt động bùng nợ, làm giả giấy tờ, cá độ, cờ bạc.

- Blacklist nợ xấu, bùng nợ của các tổ chức tín dụng.

V. Blacklist của Vega Fintech giúp đơn vị tài chính hạn chế rủi ro

Blacklist của Vega Fintech giúp đơn vị tài chính hạn chế rủi ro

Vega Fintech cung cấp giải pháp giúp lọc blacklist

Công cụ blacklist của Vega Fintech là một trong những hệ thống cơ sở dữ liệu và nhận dạng có quy mô lớn có thể giúp các đơn vị tài chính hạn chế tối đa các rủi ro khi thực hiện cho vay.

Blacklist Vega Fintech có:

Cho phép đơn vị tài chính kiểm tra số điện thoại hoặc mã ID của khách hàng xem có nằm trong CSDL nợ xấu hay bùng nợ của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Blacklist Vega Fintech cũng thực hiện giám sát đến hơn 800 group Facebook có liên quan đến các hoạt động như: làm giả giấy tờ, bùng nợ app vay, mua bán chất cấm, cá độ, cờ bạc.

Cho phép được kiểm tra số điện thoại hoặc Facebook UID của khách hàng nằm trong CSDL Blacklist của Vega Fintech

Chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật kho blacklist thường xuyên với sự hỗ trợ của công nghệ Social Listening.

Với công cụ hiện đại, cơ sở dữ liệu của kho blacklist lớn, Blacklist Vega Fintech là một sự lựa chọn để giúp các đơn vị tài chính hạn chế được các rủi ro trong các giao dịch của mình.

VI. Cách hạn chế Blacklist trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng

Để hạn chế tác động của blacklist trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Đảm bảo thanh toán đúng hạn: Điều quan trọng nhất để tránh có tên trong danh sách đen là đảm bảo thanh toán các khoản nợ đúng hạn. Điều này áp dụng cho tất cả các khoản nợ bao gồm vay tiền, thẻ tín dụng, khoản vay ngắn hạn và dài hạn. Bạn nên duy trì tiến độ thanh toán đầy đủ và đúng hạn để tránh việc bị xếp vào danh sách đen.

Kiểm soát và quản lý tài chính cá nhân: Điều chỉnh và quản lý tài chính cá nhân một cách cẩn thận. Điều này bao gồm lập kế hoạch tài chính, tiết kiệm, quản lý chi tiêu và theo dõi các khoản nợ. Bạn nên giữ mức độ nợ của mình trong giới hạn cho phép và chỉ vay số tiền mà bạn có khả năng trả lại.

Theo dõi và kiểm tra thông tin tín dụng: Thường xuyên kiểm tra và theo dõi thông tin tín dụng của mình để phát hiện và khắc phục các sai sót hoặc thông tin không chính xác. Bạn có thể yêu cầu báo cáo tín dụng từ các cơ quan báo cáo tín dụng và kiểm tra xem có bất kỳ thông tin không chính xác hoặc bất thường nào liên quan đến tài chính của bạn.

Thực hiện hợp đồng và cam kết một cách cẩn thận: Khi ký kết hợp đồng với các tổ chức tài chính, bạn nên đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản và cam kết. Đảm bảo bạn thực hiện đúng những cam kết đã đưa ra và giữ gìn uy tín tài chính của mình.

Giải quyết nợ nần kịp thời: Nếu bạn đang gặp khó khăn tài chính và có khoản nợ chưa được thanh toán, hãy liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng để thương lượng và tìm hiểu về các phương án giải quyết nợ. Bằng cách hợp tác và đưa ra kế hoạch trả nợ hợp lý, bạn có thể tránh việc bị xếp vào danh sách đen.

Xây dựng hồ sơ tín dụng tích cực: Để cải thiện hồ sơ tín dụng của bạn, hãy tập trung vào việc xây dựng một lịch sử tín dụng tích cực. Điều này bao gồm đảm bảo thanh toán đúng hạn, duy trì mức độ nợ thấp và tăng cường quản lý tài chính cá nhân.

Tất cả các biện pháp trên chỉ là các gợi ý và không phải là cơ sở đảm bảo rằng bạn sẽ không bị xếp vào danh sách đen tài chính. Quan trọng nhất là duy trì tài chính cá nhân và công việc tài chính một cách cẩn thận để tránh các vấn đề liên quan đến blacklist.

Nếu khách hàng muốn tìm hiểu thêm các thông tin về các công cụ hỗ trợ tài chính – ngân hàng hãy tham khảo thêm tại đây để được tư vấn và cung cấp thông tin.